7 cách giảm thiểu nguy cơ đột quỵ

Bạn có thể phòng ngừa đột quỵ bằng những biện pháp đơn giản

Giảm 90% nguy cơ đột quỵ bằng cách thay đổi lối sống

Tắm xông hơi khô để giảm nguy cơ đột quỵ: Nên hay không?

Ăn nhiều muối, trẻ đối mặt với nguy cơ đột quỵ, tim mạch

Phòng đột quỵ não: Không thể lơ là đo huyết áp

Phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là một cục máu đông hay chảy máu trong ở não. Bạn có thể tự kiểm tra xem mình có nguy cơ bị đột quỵ không bằng các bài kiểm tra như: Mặt của bạn có bị lệch không, có thể cầm chắc đồ vật không, bạn có thể cười tự nhiên không. Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn là đột ngột mờ hoặc mất thị thực, tâm trạng bồn chồn, đột ngột ngã và đau đầu nghiêm trọng. Khi có những dấu hiệu này, bạn hãy lập tức đến gặp bác sỹ để được tư vấn và điều trị.

Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Tăng huyết áp là một nguyên nhân chính của đột quỵ. Nếu huyết áp của bạn trên 140/90 thì bạn đang bị tăng huyết áp. Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa đột quỵ, bạn nên thay đổi lối sống và sử dụng một số loại thuốc giảm huyết áp.

Đo huyết áp thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ

Kiểm tra nhịp tim

Nhịp tim không đều (rung tâm nhĩ) có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ vì tim có thể đưa những cục máu đông nhỏ khi bơm máu ra các mạch. Khi nhịp tim không ổn định các cục máu đông theo các mạch máu di chuyển tới não và gây tắc nghẽn ở mạch máu não. Dấu hiệu đầu tiên của nhịp tim không đều là xuất hiện tình trạng đánh trống ngực nhưng ở một số người lại không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào. Cách tốt nhất để phát hiện tình trạng rối loạn nhịp tim là bạn nên kiểm tra nhịp tim thường xuyên, điều này giúp bạn ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.

Cai thuốc lá

Thuốc lá chứa nicotine và nhiều chất độc khác có thể làm xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ tắc mạch máu não dẫn đến đột quỵ. Cai thuốc lá là biện pháp hiệu quả để hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Cai thuốc lá giúp phòng ngừa ung thư phổi và đột quỵ

Kiểm tra nồng độ cholesterol

Nồng độ cholesterol trong máu cao có thể làm tắc nghẽn động mạch. Bạn cần kiểm tra tất cả các chỉ số huyết áp, cholesterol và glucose để phòng ngừa các bệnh tim mạch cũng như đột quỵ. Nồng độ cholesterol có thể được giảm xuống bằng cách giảm cân, tập thể dục, cắt giảm các thực phẩm giàu cholesterol hoặc dùng thuốc nhóm Statin.

Nên kiểm tra thường xuyên và giữ nồng độ cholesterol trong máu ở mức an toàn

Kiểm tra lượng đường trong máu

Bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời là một nguyên nhân chính gây ra đột quỵ. Bạn có thể bị đái tháo đường do di truyền hoặc thói quen sinh hoạt. Bạn có thể tự kiểm tra hoặc đến gặp bác sỹ để xác định chính xác. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, hãy chú ý đưa lượng đường trong máu về mức ổn định ngay từ giai đoạn khởi phát sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ. Khi bị đái tháo đường, huyết áp của bạn nên giữ ở mức dưới 140/80 và cholesterol dưới 5nmol/l để giữ nguy cơ đột quỵ ở mức thấp nhất.

Điều trị tai biến nhỏ (thiếu máu cục bộ)

Những cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIAs) gây ra các dấu hiệu cảnh báo tương tự như một cơn đột quỵ nhưng thường kéo dài khoảng 30 phút.

40% nngười bị thiếu máu cục bộ thoáng qua sẽ bị đột quỵ, nguy hiểm hơn với những người cao tuổi, bị tăng huyết áp và đái tháo đường. Nên điều trị thiếu máu cục bộ thoáng qua bằng thuốc chống đông máu và điều chỉnh các yếu tố khác như chỉ số huyết áp, nồng độ chlesterol, nồng độ glucose.

Anh Tuấn H+ (Theo Theguardian)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch