9 yếu tố nguy cơ gây bệnh gout

  • Chuyên đề:
  • Gout

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Những sự thật thú vị về bệnh gout

Tại sao người bệnh gout có nên ăn bông cải xanh?

Giấm táo có giúp điều trị bệnh gout?

Những căn bệnh dễ nhầm với bệnh gout

Ăn thực phẩm có hàm lượng purin cao

Ăn các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể gây tích tụ acid uric trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Do vậy, bạn nên tránh các thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, bia rượu,…

Thực phẩm có hàm lượng purin cao

Uống bia, rượu

Uống bia, rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout vì chúng làm giảm khả năng lọc acid uric của thận và gây tích tụ acid uric trong các khớp. Càng uống nhiều rượu, bia thì khả năng bị gout tấn công càng lớn. Vì vậy những người dễ mắc bệnh gout nên uống càng ít rượu, bia càng tốt. 

Thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 4 lần người bình thường. Béo phì, đái tháo đường và cholesterol là những căn bệnh thường gặp ở những người mắc hội chứng chuyển hóa. Theo Herbert SB Baraf – giáo sư lâm sàng tại Đại học Washington, những bệnh nhân mắc các bệnh này thường xuyên bị tăng acid uric trong máu. Giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Do đó, bạn nên giảm cân nếu không muốn mắc bệnh. 

Uống soda

Siro ngô có hàm lượng fructose cao có trong soda là thủ phạm làm tăng nồng độ acid uric và tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Nếu muốn dùng soda thì những người có nguy cơ mắc bệnh gout nên chuyển sang dùng soda ăn kiêng (không chứa siro ngô có hàm lượng fructose cao) hoặc không uống quá 30ml soda mỗi ngày.

Uống soda là tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Không bổ sung đủ lượng nước

Không bổ sung đủ lượng nước cần thiết cũng có thể là một yếu tố nguy cơ bệnh gout. Hiện nay, vẫn chưa có lý giải chính xác, nhưng các chuyên gia tin rằng nó có liên quan đến nồng độ tinh thể axit uric trong dịch khớp.

Bệnh gout cũng liên quan đến sỏi acid uric trong thận. Bạn có nguy cơ bị sỏi thận cao khi không bổ sung đủ nước cho cơ thể. Để ngăn ngừa mất nước, mỗi ngày bạn nên đến uống 6 - 8 cốc nước (1,5 - 2 lít nước).

Thời tiết nóng

Thời tiết nóng có thể là một yếu tố nguy cơ gây bệnh gout vì ra mồ hôi nhiều khi trời nóng khiến cơ thể bị mất nước, dẫn đến sự thay đổi nồng độ tinh thể acit uric trong dịch khớp.

Thời tiết nóng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh gout

Đi giày, dép chật

Đi giày, dép chật cũng có thể là tác nhân kích hoạt bệnh gout. Với những người nhạy cảm thì những tổn thương ở chân có thể khiến cơn đau do gout bùng phát. Để phòng bệnh gout, bạn nên đi giày vừa với chân, tốt nhất nên chọn loại giày mũi rộng để các ngón chân không bị chèn ép hoặc cọ xát với giày, gây đau đớn.

Dùng thuốc lợi tiểu

Dùng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm khả năng loại bỏ acid uric của thận và dẫn đến tăng acid uric máu. Đây là một yếu tố nguy cơ gây bệnh gout.

Di truyền                   

Di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh gout. Trên thực tế, cứ 4 người mắc bệnh gout thì có 1 người bị gout do di truyền. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh gout thì bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để phòng bệnh.

Để phòng bệnh gout, ngoài thay đổi chế độ ăn uống và lối sống bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ cây trạch tả. Đây là thảo dược được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có acid uric – nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau khớp do bệnh gout.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn kết hợp với các thảo quý khác như: Ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá,… mang đến công dụng phòng ngừa, hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm cho người mắc gout, ngăn ngừa bệnh tái phát và đẩy lùi biến chứng nguy hiểm.

Thanh Tú H+ (Everydayhealth)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ điều trị cho những người bị gout

Người bị gout thường sưng, đau, khó khăn trong đi lại, sinh hoạt cá nhân, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng sống. Chính vì thế, để phòng ngừa gout, trước tiên chúng ta phải tự điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ cũng được nhiều người lựa chọn. Một trong các thực phẩm chức năng hiện có trên thị trường là viên nang Hoàng Thống Phong.
TPCN Hoàng Thống Phong có thành phần chính là trạch tả, kết hợp với các thảo dược quý khác như: Nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá giúp tăng cường chức năng gan, thận của cơ thể, giảm các triệu chứng đau do gout (thống phong), ngăn ngừa sự tái phát của các cơn đau, hỗ trợ điều trị cho những người bị gout; Có thể sử dụng liên tục từ 3 - 6 tháng để đạt hiệu quả tốt. sản phẩm đã được đánh giá hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout tại Việt Nam.
XNQC: 01807/2017/ATTP-XNQC
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp