7 yếu tố không ngờ kích hoạt vẩy nến

Vẩy nến khiến người mắc mất tự tin khi giao tiếp do vẻ bề ngoài bị ảnh hưởng

Quả mơ có tác dụng gì với bệnh vẩy nến?

Làm thế nào để nhận biết vẩy nến da đầu?

Bị vảy nến nên ăn gì để bệnh không nặng thêm?

7 biện pháp tự nhiên giảm viêm khớp vảy nến

Căng thẳng 

Căng thẳng và sự phát triển của bệnh vẩy nến có liên quan đến nhau. Các nhà khoa học tin rằng, cả căng thẳng và vẩy nến đều liên quan đến quá trình viêm trong cơ thể và căng thẳng có thể làm vẩy nến nặng lên. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn vì người mắc vẩy nến thường cảm thấy căng thẳng.

Để hạn chế bệnh vẩy nến phát triển, bạn nên cố gắng thực hiện các biện pháp loại bỏ căng thẳng. Hãy tập thể dục thường xuyên, tập thiền và ngủ đủ giấc,… Nếu căng thẳng kéo dài, nên nói chuyện với bác sỹ để được tư vấn cách cải thiện căng thẳng.

Căng thẳng có thể làm bệnh vẩy nến nặng lên

Tổn thương da 

Một số người bị vẩy nến có thể trải qua hiện tượng Koebner - đây là tổn thương da gắn với bệnh vẩy nến (vẩy nến phát triển trên vùng da bị tổn thương). Các tổn thương da có thể phát triển thành vẩy nến: Vết cắt, vết bầm tím, cháy nắng, hình xăm hoặc thậm chí là tổn thương do dao cạo hoặc gãi,…

Để tránh vẩy nến, bạn hãy cẩn thận với làn da của mình. Nên thông báo với bác sỹ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên da.

Nhiễm trùng 

Bệnh vẩy nến là một rối loạn tự miễn dịch. Do vậy, những yếu tố khác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như nhiễm trùng cũng có thể gây ra một đợt bùng phát bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến thể giọt, loại vẩy nến phổ biến thứ hai thường được kích hoạt bởi vi khuẩn streptococcus. Đây là loại vi khuẩn gây ra viêm họng liên cầu khuẩn.

Vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn có thể làm bùng phát bệnh vẩy nến thể giọt

Rượu

Uống rượu có thể làm bùng phát vẩy nến và khiến các triệu chứng của bệnh xấu đi. Nguyên nhân là do rượu tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch cũng như các cơ quan khác trong cơ thể như tim, gan, ruột,… Tác động kết hợp này có thể dẫn đến biểu hiện của bệnh ngoài da, chẳng hạn như bệnh vẩy nến. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy, người lạm dụng rượu thường đáp ứng kém hơn với những phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh vẩy nến thì bạn nên hạn chế hoặc ngừng uống rượu.

Hút thuốc

Hút thuốc lá có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc vẩy nến. Các hóa chất trong thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Nếu bạn muốn cải thiện triệu chứng vẩy nến thì hãy ngừng hút thuốc.

Hút thuốc lá có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc vẩy nến

Thời tiết 

Nhiều người bị bùng phát vẩy nến trong những tháng mùa thu và mùa đông. Nguyên nhân khiến vẩy nến bùng phát trong thời điểm này là do mùa này thường ít ánh nắng mặt trời và không khí lạnh khô.

Thuốc 

Một số loại thuốc có thể kích hoạt sự phát triển hoặc làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến. Chúng bao gồm: Lithium, thường được sử dụng cho rối loạn trầm cảm hưng cảm; Thuốc chẹn beta như propranolol, được sử dụng để điều trị huyết áp cao; Thuốc chống sốt rét, dùng để phòng và điều trị sốt rét; Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như naproxen và indomethacin,…

Một số loại thuốc có thể làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến

Sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện triệu chứng vẩy nến hiệu quả 

Hiện nay, để điều trị vẩy nến, các chuyên gia y tế có thể chỉ định người mắc dùng thuốc, hướng dẫn các biện pháp thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh. Bên cạnh đó, bởi vẩy nến là bệnh mạn tính nên người mắc cần chủ động phòng ngừa tái phát thông qua việc sử dụng các sản phẩm thảo dược hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên uống có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vẩy nến tái phát. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng kem bôi da dược liệu có thành phần chính là chitosan, kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,.. giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.

Thanh Tú H+ (Theo Healthgrades)

 Lợi khuẩn có thể cải thiện triệu chứng của bệnh tá»± miễn? - Ảnh 1Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang - sản phẩm cho người bị lupus ban đỏ, vẩy nến do tự miễn 
Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều. Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang, kem dược liệu Explaq.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như nhàu, thổ phục linh, bạch thược, hoàng bá,… giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến,… giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch. Để đạt hiệu quả, TPCN Kim Miễn Khang nên được sử dụng từ 3 - 6 tháng.
XNQC: 01852/2017/ ATTP-XNQC
**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu