7 xét nghiệm, kiểm tra mà bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện

Phát hiện sớm biến chứng đái tháo đường nhờ các xét nghiệm liên quan

Cảnh báo: Bỏng chân do đắp hỗn hợp lá ngải cứu trị đái tháo đường

Mờ mắt do biến chứng đái tháo đường, điều trị thế nào?

Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý gì trong mùa Hè?

Muốn kiểm soát đường huyết: Hãy ăn các loại hạt!

Xét nghiệm HbA1C

HbA1C là xét nghiệm máu giúp đo mức đường huyết trung bình từ 2 - 3 tháng của người bệnh. Hiểu đơn giản, chỉ số HbA1C cho thấy kế hoạch điều trị đái tháo đường hiện tại có đang hiệu quả hay không. Tùy thuộc vào chỉ số đo được, người bệnh có thể cần phải kiểm tra từ 2 - 4 lần/năm. Đối với hầu hết người bệnh, mức HbA1C lý tưởng nên bằng, hoặc dưới 7%. Nếu nức HbA1C trên 7%, người bệnh sẽ cần thay đổi kế hoạch điều trị.

Kiểm tra huyết áp

Người bệnh đái tháo đường cũng nên kiểm tra huyết áp vào mỗi lần đi khám. Nếu huyết áp không nằm trong tầm kiểm soát, hãy làm theo các lời khuyên về chế độ ăn uống thích hợp và sử dụng thuốc để duy trì huyết áp ổn định. Tăng huyết áp thường không có triệu chứng điển hình và có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Xét nghiệm cholesterol

Nếu bị béo phì và có lối sống ít vận động thì người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra mức cholesterol trong máu ít nhất 1 năm/lần. Sự gia tăng lượng đường trong máu có thể làm tăng mức cholesterol, từ đó gây ra các biến chứng tim mạch.

Người bệnh đái tháo đường nên kiểm soát chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục để giữ cho lượng đường trong máu và mức cholesterol trong tầm kiểm soát.

Kiểm tra mắt

Người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra mắt ít nhất mỗi năm một lần

Lượng đường trong máu cao và không được kiểm soát có thể làm tổn thương các mạch máu trong võng mạc, dẫn đến bệnh võng mạc đái tháo đường và cũng làm tăng nguy cơ bị tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể. Đây là lý do tại sao người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra mắt ít nhất mỗi năm một lần.

Xét nghiệm chức năng thận

Nếu mắc bệnh đái tháo đường, bạn cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng của thận mỗi năm một lần. Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các mạch máu trong thận, từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng thận.

Xét nghiệm chẩn đoán tổn thương thần kinh

Người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng thêm các sản phẩm chứa khổ qua, dây thìa canh... để ổn định đường huyết, kiểm soát biến chứng đái tháo đường tốt hơn.

Người bệnh đái tháo đường có thể gặp các triệu chứng như tê bì chân tay, tiêu chảy và chóng mặt... nếu mức đường trong máu cao, ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Do đó, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy đi khám ngay lập tức. Các bác sỹ sẽ khám lâm sàng và nếu nghi ngờ tổn thương dây thần kinh, người bệnh đái tháo đường sẽ phải thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán khác như EMG (electromyogram).

Kiểm tra nha khoa

Nếu đang bị đái tháo đường và lượng đường trong máu không được kiểm soát thì người bệnh cũng rất dễ bị sâu răng. Ngoài ra, bệnh nướu răng có thể xảy ra thường xuyên hơn và có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường đừng quên đi khám nha khoa ít nhất 6 tháng/lần.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết