7 triệu chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường cần lưu ý

Đái tháo đường nếu không được kiểm soát sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm

5 lời khuyên dành cho người bệnh đái tháo đường vào mùa Hè

5 mẹo hàng ngày giúp ngăn ngừa và quản lý đái tháo đường

Đái tháo đường ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh thế nào?

Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì để ngừa biến chứng bàn chân?

Phù nề

Nếu bị phù nề ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như tay, chân, lợi hay quanh mắt... thì bạn nên báo ngay cho các bác sỹ. Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng các mao mạch nhỏ, gây ra phù nề và rò rỉ chất lỏng vào các mô xung quanh. Sưng phù là triệu chứng rất phổ biến ở người bệnh đái tháo đường.

Ngứa ran hoặc cảm giác nóng ở bàn chân

Các vấn đề về bàn chân thường xảy ra ở những người bị đái tháo đường do tuần hoàn máu kém. Một trong những dấu hiệu ban đầu là cảm giác tê nhẹ và ngứa ran ở bàn chân. 

Nếu không được chăm sóc kịp thời, chỉ cần một vết cắt nhỏ cũng có thể dẫn đến loét bàn chân... Đây là biến chứng của bệnh lý thần kinh ngoại vi do đái tháo đường.

Các vấn đề về thị lực

Nếu mắt bị mờ, đi kèm với tình trạng sưng quanh mắt thì rất có thể bạn đã mắc bệnh võng mạc đái tháo đườngKhi các mạch máu bắt đầu bị tổn thương, võng mạc sẽ nhận được ít máu và oxy hơn. Tình trạng này nếu không được chăm sóc kịp thời có thể khiến người bệnh bị mất thị lực hoàn toàn.

Buồn nôn

Người bệnh đái tháo đường thường có cảm giác buồn nôn sau khi ăn

Nếu có cảm giác buồn nôn sau khi ăn hoặc nếu bạn cảm thấy chán ăn thì rất có thể bạn đã bị liệt dạ dày (Gastroparesis). Đây là một biến chứng của bệnh đáo tháo đường, có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hoá ở người bệnh. Tình trạng này là do dây thần kinh vagus điều khiển sự co thắt của cơ dạ dày bị tổn thương, khiến thức ăn di chuyển chậm hoặc ngừng di chuyển qua đường tiêu hóa.

Các vấn đề về cương dương

Theo thống kê của các chuyên gia, có khoảng 60 - 70% nam giới mắc bệnh đái tháo đường gặp phải các vấn đề về cương dương. Tin tốt là rối loạn chức năng cương dương hoàn toàn có thể điều trị được. Do đó, hãy tham khảo ý kiến các bác sỹ để được tư vấn về các biện pháp điều trị kịp thời.

Đau thắt ngực

Người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng thêm các sản phẩm chứa khổ qua, dây thìa canh... để ổn định đường huyết, kiểm soát đái tháo đường tốt hơn.

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 5 lần so với những người không mắc bệnh. Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch. Do việc lưu thông máu bị ảnh hưởng nên người bệnh đái tháo đường cũng thường bị đau thắt ngực hoặc khó chịu ở vùng ngực. Đây là những dấu hiệu thường gặp của bệnh tim.

Đau răng

Nếu bị chảy máu hoặc bị sưng lợi thì bạn nên đi khám nha khoa. Bệnh nha chu và bệnh nướu răng là những vấn đề răng miệng phổ biến ở người mắc bệnh đái tháo đường so với những người không bị đái tháo đường.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết