7 thực phẩm tốt nhất để tăng tiểu cầu trong máu

Cần đảm bảo lượng tiểu cầu trong máu để ngăn ngừa loãng máu, khó cầm máu

Cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết

Những điều cần biết về xuất huyết giảm tiểu cầu mạn tính

Giảm tiểu cầu nguy hiểm như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn

1. Bí ngô

Bí ngô và hạt bí ngô rất giàu acid amin và vitamin thiết yếu giúp hình thành tiểu cầu. Ăn bí ngô và hạt bí ngô thường xuyên giúp cải thiện khả năng hấp thụ protein và vitamin A, là những chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tiểu cầu. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong bí ngô rất tốt cho việc ức chế các độc tố và giảm nguy cơ gây hại của các gốc tự do.

Bí ngô giàu vitamin A và các chất dinh dưỡng giúp sản xuất tiểu cầu nhanh hơn

2. Trái cây họ cam quýt

Trái cây họ cam quýt giàu vitamin C - một chất dinh dưỡng thiết yếu làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu của bạn. Hấp thụ đủ vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sản xuất kháng thể.

3. Quả lý gai

Là một loại trái cây không phổ biến nhưng quả lý gai lại là thực phẩm hàng đầu để tăng lượng tiểu cầu và khả năng miễn dịch. Quả lý gai chứa nhiều vitamin A và vitamin C, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tiểu cầu. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong quả lý gai giúp giảm stress và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính có liên quan đến suy giảm tiểu cầu.

Quả lý gai chứa nhiều vitamin A và vitamin C, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tiểu cầu

4. Nước ép lô hội

Các vitamin và khoáng chất có trong lô hội rất tốt trong việc thanh lọc và bảo vệ các tế bào máu. Chất dinh dưỡng có trong lô hội tăng lượng hồng cầu và ức chế tác động của các độc tố. Điều này giúp ngăn ngừa loãng máu và giúp tối ưu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng khi bạn bị thương.

5. Rau chân vịt

Rau chân vịt giàu vitamin K và protein đóng vai trò chính trong sự hình thành tiểu cầu, ngăn ngừa xuất huyết khi bị chấn thương. 

Nước ép rau chân vịt làm tăng sự hình thành tiểu cầu, đồng thời cải thiện lưu thông máu hiệu quả.

6. Đu đủ

Quả và lá đu đủ rất hữu ích cho việc điều trị rối loạn chức năng tiểu cầu. Ăn đu đủ thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình hình thành tiểu cầu và tăng lượng tiểu cầu trong máu.

7. Củ dền

Củ dền có đầy đủ các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa suy giảm tiểu cầu do tác động của các gốc tự do. Hàm lượng vitamin A, C và K, cùng với những khoáng chất giúp làm sạch máu, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Ngoài các thực phẩm trên, để tăng tiểu cầu, bạn nên tuân theo những hướng dẫn của bác sỹ, thay đổi lối sống, uống thuốc theo đơn và áp dụng các phương pháp điều trị khác dưới sự giám sát của bác sỹ.
Anh Tuấn H+ (Theo Steptohealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học