Hội chứng ngưng thở khi ngủ: 7 điều cần biết

Người bị ngưng thở khi ngủ thường bị ngáy, giật mình thức giấc giữa đêm

Ngưng thở khi ngủ: Dấu hiệu nhận biết, nguy cơ và điều trị

6 lời khuyên giúp ngăn ngừa ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ có thể làm mỏng hộp sọ, tăng nguy cơ tử vong

Bà bầu bị rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ sinh non

Có nhiều hơn một loại ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là loại ngưng thở khi ngủ phổ biến nhất. Tuy nhiên có 2 loại ngưng thở khi ngủ phổ biến là ngưng thở do tắc nghẽn và ngưng thở trung ương (ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân thần kinh trung ương). Với hội chứng ngưng thở do tắc nghẽn, đường thở có thể bị tắc nghẽn một phần trong khi bạn ngủ. Nhưng với hội chứng ngưng thở khi ngủ trung ương, não của bạn là thủ phạm vì não là cơ quan giúp kiểm soát hơi thở. 

Ngoài 2 loại ngưng thở trên, còn có hội chứng ngưng thở thứ 3 gọi là ngưng thở hỗn hợp. Các dấu hiệu và triệu chứng của các hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể tương tự nhau nhưng chúng có thể có những đặc điểm riêng. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng loại ngưng thở khi ngủ.

Ngưng thở khi ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi khi thức dậy vào sáng hôm sau

Bạn phải thức giấc nhiều lần trong một đêm 

Khi bị ngưng thở khi ngủ nồng độ oxy trong máu sẽ giảm đột ngột. Não sẽ phản ứng với sự sụt giảm oxy này bằng cách khiến bạn thức giấc. Sự kích thích tạm thời này có thể khởi động lại nhịp thở bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, điều này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ vì nó khiến bạn thức giấc nhiều lần trong đêm. 

Không chỉ nam giới mới bị ngưng thở khi ngủ

Nam giới, đặc biệt là người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, phụ nữ và thậm chí là trẻ em cũng có thể bị ngưng thở khi ngủ. Theo Viện Y học Giấc ngủ Mỹ, ngưng thở do tắc nghẽn ảnh hưởng đến khoảng 24% nam giới, 9% phụ nữ và 2% trẻ em. 

Phụ nữ cũng có thể bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Béo phì là một yếu tố nguy cơ chính gây ngưng thở khi ngủ

Béo phì không phải là yếu tố duy nhất gây ra chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nhưng đây là yếu tố phổ biến nhất gây ra tình trạng này. Nếu bạn có chỉ số BMI trên 30 thì bạn có nhiều khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Nguyên nhân là do những người béo phì bị tích tụ mỡ vùng cổ. Lượng mỡ này có thể làm gián đoạn nhịp thở khi bạn đang ngủ. 

Kích thước của cổ có thể là nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ

Chu vi vòng cổ lớn có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. 

Amidan có thể là thủ phạm gây ngưng thở khi ngủ

Amidan lớn có khả năng gây tắc nghẽn một phần đường thở của bạn và góp phần gây ra chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Trẻ em có amidan lớn cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng này.

Rối loạn nội tiết có thể làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ

Nếu bạn bị rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), nguy cơ ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn sẽ tăng cao. Ngoài PCOS, những người bị suy giáp cũng có thể bị chứng ngưng thở khi ngủ.

Thanh Tú H+ (Theo Healthgrades)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp