7 thói quen “xấu” khi còn trẻ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Thường xuyên bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Chú ý kiểm soát đường huyết khi mới đổi thuốc tiêm insulin

11 yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường, bạn có nằm trong số này?

Tổng quan về đái tháo đường: Mọi điều bạn cần biết về căn bệnh này!

Béo bụng có liên quan gì tới bệnh đái tháo đường?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, số người trẻ (18 - 30 tuổi) mắc đái tháo đường đang có xu hướng tăng lên. Nếu bạn muốn phòng ngừa căn bệnh đái tháo đường nguy hiểm, hãy bỏ ngay một vài thói quen “xấu” dưới đây:

Bỏ bữa sáng

Sáng nào bạn cũng bận rộn chuẩn bị đi làm, đi học tới mức không có thời gian ăn sáng? Hãy bỏ ngay thói quen này vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Cụ thể, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người hay bỏ bữa sáng sẽ có nồng độ đường huyết tăng cao hơn sau bữa trưa.

Thường xuyên bỏ bữa sáng có thể gây đái tháo đường type 2

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những người bệnh đái tháo đường type 2 có bữa sáng giàu năng lượng (khoảng 700 calorie) hàng ngày có thể giảm tình trạng đường huyết tăng cao. Nói cách khác, ăn sáng đầy đủ có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết, phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường.

Không kiểm tra đường huyết thường xuyên

Nhiều người trẻ tuổi thường lười đi khám sức khỏe định kỳ, cho rằng việc theo dõi đường huyết thường xuyên là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu kiểm tra đường huyết thường xuyên, bạn có thể phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, từ đó có can thiệp sớm để ngăn ngừa hoặc đẩy lùi bệnh.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp phát hiện đái tháo đường sớm

Quá căng thẳng

Khi bị căng thẳng, stress, cơ thể sẽ sản sinh hormone cortisol có khả năng ảnh hưởng tới insulin. Do đó, căng thẳng kéo dài có thể khiến đường huyết tăng cao, khó kiểm soát.

Không tập thể dục thường xuyên

Lối sống thiếu vận động, ngồi nhiều có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ tích mỡ vòng eo - nguyên nhân chính của bệnh đái tháo đường type 2. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạn chỉ cần vận động thể chất 30 phút/ngày để duy trì cân nặng, ổn định đường huyết. Hãy thử bắt đầu bằng cách đi cầu thang nhiều hơn, đi bộ đi ăn trưa…

Ăn các loại đồ ăn vặt, thức ăn nhanh

Một nghiên cứu từ Trường Y Harvard T.H. Chan (Mỹ) đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn vặt, thức ăn nhanh… sẽ có nguy cơ bị tăng cân và dễ mắc đái tháo đường type 2 hơn so với những người bình thường.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, những người thường ăn 5 - 7 bữa tối chuẩn bị ở nhà trong 1 tuần có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 thấp hơn 15% so với những người chỉ ăn 2 bữa/tuần.

Ngoài ra, thói quen ăn tối muộn cũng là một yếu tố nguy cơ khi cơ thể không có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến chất béo trong thực phẩm có thể tích tụ tại vòng eo và làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.

Ăn nhiều carbohyrate tinh chế

Các loại carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng… có thể kích thích cơ thể sản sinh nhiều insulin hơn, về lâu dài có thể gây kháng insulin nguy hiểm. Tốt hơn hết, bạn nên chuyển sang tiêu thụ các loại carbohydrate phức tạp như gạo lứt, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch… để thấy no lâu hơn.

Không có giấc ngủ ngon

Giấc ngủ sâu có thể giúp phục hồi sức khỏe. Ngược lại, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn… có thể gây rối loạn hormone, làm tăng cân, béo phì. Ngày càng có nhiều người trẻ có thói quen thức khuya làm việc, xem phim, lên mạng… Hãy bỏ ngay thói quen này vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.

Thay vào đó, có giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng kháng insulin, làm tăng sự nhạy cảm với insulin của tế bào.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite/Indiatoday)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.

Thay đổi thuốc tiêm insulin, bạn nên hiểu công dụng, cách dùng từng loại - Ảnh 2

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết