7 lựa chọn điều trị đối với bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là một trong những dạng rối loạn nhịp tim vô cùng nguy hiểm

Rung nhĩ ở người đã thay van tim có thể chữa khỏi không?

Bệnh gout làm tăng nguy cơ rung nhĩ

Thuốc rivaroxaban điều trị rung nhĩ có hiệu quả?

Phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ

Rung nhĩ – Ai có nguy cơ cao?

Các biến chứng của rung nhĩ

Một số người bị rung nhĩ sẽ không phải đối mặt với những triệu chứng hoặc biến chứng nghiêm trọng, nhưng với nhiều người khác, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Máu đọng trong tâm nhĩ có thể tạo thành huyết khối di chuyển đến não, gây ra đột quỵ. Những người bị rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần và tăng gấp đôi nguy cơ tử vong sớm, theo trường Y Harvard. Rung nhĩ cũng có thể dẫn đến suy tim sung huyết.

Các mục tiêu của điều trị

RVR gây ra các triệu chứng và góp phần dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu bạn có RVR, mục tiêu của phương pháp điều trị là khôi phục lại nhịp đập bình thường của tâm thất.

Mục tiêu quan trọng tiếp theo trong việc điều trị rung nhĩ là giảm nguy cơ đột quỵ.

Một khi hai yếu tố này được giải quyết, mục tiêu cuối cùng của việc điều trị là phục hồi nhịp tim bình thường, được gọi là nhịp xoang.

Thuốc điều trị nhịp nhanh thất

Các loại thuốc được sử dụng để ổn định nhịp thất là thuốc chẹn Beta như Atenolol, Carvedilol, Propranolol và các loại thuốc khác làm chậm nhịp tim. Các loại thuốc chẹn kênh Calcium như Dilitiazem và Verapamil là những loại thuốc được dùng để làm chậm nhịp đập của tâm thất, đồng thời giảm sức co bóp của cơ tim. Digoxin là một loại thuốc khác có thể làm chậm nhịp tâm thất.

Nhiều loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị rung nhĩ

Cấy máy tạo nhịp tim

Nếu nhịp thấp không có biến chuyển gì khi sử dụng thuốc, bạn có thể phải sử dụng máy tạo nhịp tim.

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị điện tử được dùng để điều chỉnh nhịp tim đối với những trường hợp RVR. Máy tạo nhịp thường được sử dụng cho những người bị rung nhĩ hoặc có nhịp tim chậm.

Đây là phương án cuối cùng sau khi các thuốc điều trị không  hiệu quả, do phẫu thuật tim có thể đi kèm với nhiều rủi ro và biến chứng tiềm ẩn. Việc sử dụng thuốc luôn là lựa chọn tối ưu trong nhiều trường hợp, miễn là nó có hiệu quả và không gây ra những tác dụng phụ đáng kể.

Máy tạo nhịp tim được cấy ghép để điều trị rung nhĩ

Ngăn ngừa huyết khối

Đột quỵ là một biến chứng rất nghiêm trọng và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm ở bệnh nhân rung nhĩ. Để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, bác sỹ sẽ kê toa thuốc chống đông máu, đồng thời kiểm tra máu thường xuyên để chắc chắn thuốc đang hoạt động có hiệu quả.

Sử dụng thuốc giúp ổn định nhịp tim

Khi RVR được khôi phục, nguy cơ đột quỵ giảm xuống bằng thuốc chống đông máu, các bác sỹ sẽ bắt đầu điều trị phục hồi nhịp tim bình thường.

Các loại thuốc chẹn các kênh natri như Fecainide và Quinidine, hoặc thuốc chẹn kênh kali, như Amiodarone có thể được sử dụng. Cả hai loại thuốc này làm chậm tín hiệu điện ở tim, giúp ổn định nhịp tim

Sốc điện

Đôi khi thuốc không thể phục hồi được nhịp xoang hoặc chúng gây ra quá nhiều tác dụng phụ. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng sốc điện, giúp tim trải qua một cú sốc để thiết lập lại và khôi phục nhịp đập như bình thường.

Sốc điện có hiệu quả trong việc khôi phục hoạt động của tim

Sốc điện có hiệu quả, song không sử dụng được thường xuyên. Nó có thể dùng để khôi phục hoạt động của tim, nhưng sau đó bạn cần sử dụng nhiều loại thuốc để duy trì nhịp tim thường xuyên hơn.

Triệt đốt rối loạn nhịp tim

Một lựa chọn khác có thể được sử dụng để ổn định nhịp tim khi các loại thuốc không có tác dụng, đó là triệt đốt rối loạn nhịp tim bằng sử dụng năng lượng sóng có tần số radio, qua đường ống thông tim (radiofrequency catheter ablation – thường gọi là đốt điện). Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng điện để phá hủy một lượng mô nhỏ trong tim, tạo thành  sẹo ngay tại chỗ, giúp ngăn chặn các tín hiệu điện bất thường gây rung nhĩ.

Phẫu thuật Maze

Một phương pháp điều trị xâm lấn cuối cùng được sử dụng khi các loại thuốc hoặc các phương pháp khác đều thất bại là phẫu thuật Maze.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng sóng cao tần tạo những đường rạch xung quanh các tĩnh mạch phổi của tim và rạch nhiều đường ở tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải nhằm làm gián đoạn các xung điện gây ra rung nhĩ. Phẫu thuật Maze thường được chỉ định khi người bệnh được thực hiện kèm theo một phẫu thuật tim mở khác (chẳng hạn sửa hoặc thay van tim).

Thay đổi lối sống

Ngoài các phương pháp điều trị y tế, việc thay đổi lối sống cũng đóng vai trò quan trọng để kiểm soát rung nhĩ và làm giảm nguy cơ biến chứng do rối loạn nhịp tim.

Nếu bị rung nhĩ, bạn nên ngừng hút thuốc, hạn chế uống rượu và sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine. Nên tránh các chất kích thích được sử dụng trong thuốc ho và thuốc cảm. Ngoài ra, hãy  note lại bất kỳ những hoạt động nào có thể làm các triệu chứng rung nhĩ của bạn trầm trọng hơnvà trao đổi với các bác sỹ về chúng.

Hoài Thương H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch