7 câu hỏi thường gặp về viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm nhiễm mạn tính đại tràng và trực tràng

Quả óc chó - tiềm năng chống viêm loét đại tràng hiệu quả

Thử ngay các thực phẩm này để làm dịu vết loét đại tràng

Người bị viêm loét đại tràng nên ăn gì, tránh ăn gì?

Nước ép cỏ lúa mì - hy vọng mới cho người viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng có giống bệnh Crohn không?

Viêm loét đại tràng không giống như bệnh Crohn (một loại bệnh viêm ruột). Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào của đường tiêu hóa, trong khi đó viêm loét đại tràng chỉ ảnh hưởng đến đại tràng. Tình trạng viêm loét đại tràng cũng khác với bệnh Crohn. Bệnh viêm loét đại tràng có thể gây viêm toàn bộ đại tràng trong khi đó bệnh Crohn có thể gây viêm ở từng đoạn ruột.

Viêm loét đại tràng có thể gây đau bụng âm ỉ

Nguyên nhân nào gây viêm loét đại tràng?

Nguyên nhân chính xác của viêm loét đại tràng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng tình trạng viêm có thể bị gây ra bởi gene, hệ thống miễn dịch, các yếu tố môi trường, căng thẳng. 

Yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ viêm loét đại tràng?

Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh viêm loét đại tràng: 

- Người trong gia đình mắc viêm loét đại tràng hoặc bệnh tự miễn khác: Theo Tổ chức bệnh Crohn và Viêm đại tràng (Mỹ), có tới 20% người bị viêm loét đại tràng có họ hàng gần bị viêm loét đại tràng. Người thân trong gia đình mắc các bệnh tự miễn khác cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến bạn mắc viêm loét đại tràng.

- Chủng tộc: Người da trắng có tỷ lệ mắc viêm loét đại tràng cao hơn so với người da vàng hoặc da đen. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét đại tràng ở người Do Thái cũng cao hơn.

- Nơi sống: Viêm loét đại tràng xảy ra chủ yếu ở các nước phát triển và bệnh thường phổ biến ở khu vực thành thị.

Viêm loét đại tràng được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán viêm loét đại tràng, bác sỹ sẽ xem xét tiền sử gia đình bạn và khám tổng quát. Bác sỹ thường thực hiện một số xét nghiệm máu và phân tích mẫu phân để loại trừ các vấn đề sức khỏe khác. Phương pháp chẩn đoán viêm loét đại tràng chính xác nhất là nội soi đại tràng và nội soi đại tràng sigma. Trong thủ thuật này, một ống mềm có đèn soi sẽ đưa vào trực tràng và ruột để tìm dấu hiệu viêm, chảy máu hoặc loét. Mẫu mô đại tràng có thể được lấy ra và đem đi sinh thiết. 

Viêm loét đại tràng được điều trị như thế nào?

Điều trị viêm loét đại tràng phụ thuộc vào mức độ viêm loét của người bệnh. Hầu hết những người bị viêm loét đại tràng có triệu chứng nhẹ đến trung bình. Những người có triệu chứng nhẹ có thể không cần điều trị nhiều. Khoảng 10% người mắc bệnh sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng và cần phải tích cực điều trị.

Các phương pháp điều trị viêm loét đại tràng bao gồm:

- Thuốc: Thuốc giúp làm giảm viêm và giúp các triệu chứng viêm loét đại tràng không bùng phát trở lại. 

Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng

- Phẫu thuật: Khoảng 23 - 45% người bị viêm loét đại tràng cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật giúp hạn chế những biến chứng nghiêm trọng do viêm loét đại tràng gây ra.

Viêm đại tràng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác?

Viêm loét đại tràng có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp, viêm mắt, bệnh gan và loãng xương. Các nhà khoa học không biết vì sao viêm loét đại tràng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe trên nhưng theo họ tình trạng viêm được gây ra bởi hệ thống miễn dịch bị rối loạn. Trong một số trường hợp, các bệnh trên có thể biến mất khi viêm loét đại tràng được điều trị. Khoảng 5% người bị viêm loét đại tràng có nguy cơ bị ung thư ruột kết. Nguy cơ mắc ung thư tỷ lệ thuận với thời gian viêm loét đại tràng được chẩn đoán. 

Viêm loét đại tràng có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp

Bị viêm loét đại tràng có cần ăn kiêng đặc biệt?

Không có bằng chứng cho thấy một số loại thực phẩm hoặc căng thẳng gây ra viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, trong thời gian bùng phát viêm loét đại tràng, căng thẳng và một số thực phẩm có thể làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Khi bị viêm loét đại tràng bạn nên hạn chế uống rượu, sử dụng caffeine, đồ uống có gas, các sản phẩm từ sữa (đối với bệnh nhân không dung nạp lactose), thực phẩm cay...

Nếu bị viêm loét đại tràng, bạn chỉ nên cắt giảm các loại thực phẩm đã từng khiến các triệu chứng viêm loét đại tràng của bạn nặng hơn. Bạn không nên quá kiêng khem để tránh bị suy dinh dưỡng. Nếu còn lo lắng, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia.

Thanh Tú H+ (Theo Everydayhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa