7 bước đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Thay đổi chế độ ăn uống giúp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

5 khoáng chất giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

Vì sao người bệnh tim mạch nên cẩn thận hơn trong mùa Đông?

4 lời khuyên giúp tim mạch khỏe mạnh hơn

5 vấn đề có thể gây bệnh tim mà bạn cần thay đổi

Bước 1: Tìm hiểu thông tin về bệnh tim

Vũ khí mạnh nhất để chống lại bệnh tim là trau dồi kiến thức về bệnh tim mạch. Bạn nên tìm hiểu những thông tin về nguy cơ mắc bệnh và cách phòng ngừa bệnh tim mạch. Điều này sẽ giúp bạn có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để phòng ngừa bệnh tim. 

Bước 2: Kiểm soát chế độ ăn uống của bạn

Theo dõi những gì bạn ăn có thể giúp ngăn ngừa tăng cân và kiểm soát mức cholesterol. Hãy nhớ đọc kỹ nhãn thực phẩm để kiểm tra lượng natri trong các loại thực phẩm. Bạn nên viết ra danh sách những thực phẩm nên ăn và những thực phẩm hạn chế ăn. 

Thay đổi chế độ ăn uống giúp phòng bệnh tim mạch hiệu quả

Bước 3: Tập luyện 

Tập luyện 15 đến 30 phút từ 3 đến 5 ngày một tuần có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Nếu không có thời gian đến phòng tập, bạn có thể đi bộ hoặc leo cầu thang. 

Bước 4: Quản lý căng thẳng

Căng thẳng là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, tuy nhiên bạn không nên chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực quá lâu. Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do vậy, để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như nghe nhạc, thăm bạn bè, thiền, tập yoga, chăm sóc thú cưng.

Bước 5: Bỏ hoặc giảm hút thuốc lá, uống rượu

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tăng huyết áp - yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Do vậy, nên bỏ thuốc lá hoặc hút thuốc ít đi. Hạn chế tiêu thụ rượu cũng rất quan trọng vì rượu có thể ảnh hưởng xấu đến một số loại thuốc điều trị bệnh tim mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ. 

Hút thuốc làm tăng nguy cơ tăng huyết áp

Bước 6: Hãy thay đổi suy nghĩ để thích nghi với bệnh

Bệnh nhân mắc bệnh tim và những người sống sót sau đột quỵ có nguy cơ cao bị trầm cảm. Do vậy, bạn hãy thay đổi suy nghĩ để thích nghi với tình trạng mới của mình, ví dụ như một số người bị hạn chế vận động và suy nghĩ sau khi bị đột quỵ. Nếu có dấu hiệu trầm cảm, bạn nên chia sẻ với bác sỹ để được tư vấn cách điều trị. 

Bước 7: Luôn thăm khám bác sỹ định kỳ

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Bởi thăm khám sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện các chỉ số huyết áp bất thường và các rủi ro sức khỏe liên quan đến tim mạch. 

Thanh Tú H+ (Theo Health.usnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch