7 biện pháp tự nhiên giúp ổn định đường huyết

Ổn định đường huyết giúp ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường

Đái tháo đường: 5 sai lầm cần tránh khi tự đo đường huyết tại nhà

6 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường ở trẻ em

Mục tiêu kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường type 2

Cách khám bàn chân cho người bệnh đái tháo đường

Ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Nếu muốn ổn định đường huyết, bạn nên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Chỉ số đường huyết thực phẩm là khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một thực phẩm. Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp mà bạn có thể ăn là rau củ, quả hạch, các loại hạt và một số loại trái cây.

Nên ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Ăn các đồ ăn nhẹ vào giữa các bữa ăn lớn 

Người bệnh đái tháo đường nên ăn điều độ, đúng giờ, không ăn khi quá đói và không ăn quá nhiều vì có thể gây khó kiểm soát đường huyết. Ngoài 3 bữa lớn trong ngày, bạn có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn lớn để ổn định lượng đường trong máu. Khi ăn nhẹ bạn nên lựa chọn đồ ăn nhẹ giàu protein và tránh các đồ ăn nhiều đường.

Bổ sung các thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống

Protein có vai trò rất quan trọng với người bệnh đái tháo đường vì chúng làm chậm quá trình giải phóng năng lượng trong cơ thể. Ngay cả khi bạn đã tiêu thụ đường hoặc carbohydrate thì protein cũng có thể hạn chế năng lượng đi vào máu và ngăn chặn lượng đường trong máu của bạn tăng vọt. Ngoài ra, ăn các thực phẩm giàu protein sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn so với carbohydrate. Protein sẽ gửi tín hiệu đến não và cho biết bạn đã no, điều này sẽ ngăn bạn ăn quá nhiều.

Protein có vai trò quan trọng với người bệnh đái tháo đường

Ăn sáng đầy đủ

Thường xuyên bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2 vì nó khiến đường huyết tăng cao đột ngột. Khi bạn bỏ bữa sáng, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ xuống thấp. Tuy nhiên, những người bỏ bữa sáng thường có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa trưa, điều này có thể khiến đường huyết tăng vọt.

Tránh sử dụng quá nhiều đường hoặc carbohydrate

Đường và carbohydrate là kẻ thù tồi tệ nhất với bệnh nhân đái tháo đường. Nếu bạn ăn quá nhiều đường và carbohydrate, nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt. Để tránh tình trạng này, bạn nên đọc kỹ nhãn sản phẩm để kiểm tra xem chúng có chứa bao nhiêu đường và carbohydrate. Ngoài việc tránh đường và carbs, bạn cũng nên tránh xa caffein, nicotin và rượu vì chúng có thể làm tăng mức adrenaline trong cơ thể. Nồng độ adrenaline tăng có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên.

Ăn quá nhiều đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Khi tập thể dục, glucose từ máu sẽ được chuyển đến các tế bào trong cơ bắp nhiều hơn, do vậy sẽ làm giảm lượng glucose trong máu. Ngoài lợi ích trên thì tập thể dục cũng giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn.

Ngủ đủ giấc vào ban đêm

Ngủ đủ giấc có thể giúp giảm cortisol trong cơ thể. Hormone căng thẳng cortisol có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Thanh Tú H+ (Theo Saveritemedical)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết