6 nguyên nhân không ngờ làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2

Người bệnh đái tháo đường type 2 nên theo dõi đường huyết thường xuyên

Đái tháo đường type 2: Ngủ kém khiến vết thương lâu lành

Giảm cân - Bí quyết để kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2!

Chế độ ăn Crash diet có thể giúp đảo ngược bệnh đái tháo đường type 2

Mới mắc đái tháo đường type 2: Không nên bỏ qua 8 thông tin này

Áp dụng chế độ ăn không chứa gluten

Bạn không nên loại bỏ các thực phẩm chứa gluten khi bạn không mắc chứng không dung nạp gluten. Nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ thực hiện trên gần 200.000 người trưởng thành cho thấy những người thường xuyên ăn gluten có nguy cơ mắc bệnh đái thường thấp hơn 13% so với những người không ăn thực phẩm chứa gluten. Điều này có thể do những người tránh ăn gluten có xu hướng ăn ít ngũ cốc giàu chất xơ - chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Theo giáo sư Deborah Malkoff - Hiệp hội chuyên nghiên cứu về bệnh đái tháo đường (Mỹ): "Chế độ ăn giàu chất xơ giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm viêm, hạ huyết áp và cholesterol". 

Thường xuyên ăn gluten ít có nguy cơ bị đái tháo đường type 2

Dành quá nhiều thời gian một mình

Tự cô lập mình, không trò chuyện với bất cứ ai, không tham gia các hoạt động xã gội trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Trong thực tế, phụ nữ trong độ tuổi 40 - 75 không tham gia vào các hoạt động xã hội có khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn 112% so với những người tích cực tham gia các hoạt động xã hôi. 

Theo Sathya Jyothinagaram - Bác sỹ nội tiết tại Trung tâm Y tế Đại học Banner ở Phoenix (Mỹ), các chuyên gia chưa hiểu rõ mối liên hệ này, nhưng theo họ những người cô lập bản thân khỏi gia đình và bạn bè có nhiều khả năng bị trầm cảm - đó là yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường. 

Tự cô lập mình khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Cắt giảm lượng cà phê đang uống 

Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), những người cắt giảm lượng cà phê đang tiêu thụ trong khoảng thời gian 4 năm có nhiều khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 2 hơn so với những người không thay đổi. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường giảm 11% với những người uống thêm một cốc cà phê mỗi ngày.

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu như bạn sử dụng cà phê đen. Các chuyên gia chưa hiểu rõ mối quan hệ giữa cà phê và đái tháo đường, nhưng theo họ cà phê có thể giúp đường huyết ổn định hơn.

Nước súc miệng

Theo nghiên cứu của Đại học Alabama (Mỹ), những người súc miệng bằng nước súc miệng 2 lần mỗi ngày có khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn so với những người không bao giờ sử dụng. Nguyên nhân là do nước súc miệng loại bỏ cả vi khuẩn tốt và xấu ra khỏi miệng. Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn tốt trong miệng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong cơ thể và do đó khiến bạn có nguy cơ bị đái tháo đường.

Tuy nhiên, răng và nướu sạch có thể giúp sức khỏe của bạn tốt hơn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nói chuyện với nha sỹ để lựa chọn loại nước súc miệng phù hợp. 

Súc miệng bằng nước súc miệng làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Ăn quá nhiều muối

Tiêu thụ quá nhiều natri có thể khiến bạn bị thừa cân hoặc tăng huyết áp - đây là hai yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, ăn nhiều muối còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính kháng insulin. Trong thực tế, ăn 1.000 mgr natri mỗi ngày sẽ làm tăng 43% nguy cơ mắc đái tháo đường.

Tiêu thụ quá nhiều natri có thể ảnh hưởng đến tính kháng insulin

Dùng thuốc statin

Theo thống kê của các nhà khoa học thì sử dụng statin làm tăng 36% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Mối liên quan giữa statin và đái tháo đường chưa rõ ràng, do vậy cần có nhiều nghiên cứu khác để chứng minh statin làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2 như thế nào.

Thanh Tú H+ (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết