6 mẹo “quẳng gánh lo đi mà vui sống”

Rối loạn lo âu có thể được kiểm soát bằng những biện pháp đơn giản

Video: 4 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị rối loạn lo âu

5 lời khuyên cho người bị rối loạn lo âu

Người bị rối loạn lo âu nên ăn những thực phẩm này

Bị rối loạn lo âu: Nên bổ sung ngay những dưỡng chất dưới đây!

1. Uống ít cà phê hơn

Caffeine có thể làm nồng độ adrenaline tăng vọt, điều này có thể khiến một số người cảm thấy lo lắng, bồn chồn, khó chịu.

Caffeine có nhiều nhất trong cà phê, ngay cả loại cà phê khử caffeine (decaf) cũng chứa từ 2-12mg caffeine. Chocolate, đặc biệt là chocolate đen cũng có chứa nhiều caffeine. Một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn cũng có thể chứa caffeine, bạn cần phải xem kỹ nhãn hiệu, thành phần của những loại này.

Khi bạn giảm lượng tiêu thụ caffeine hàng ngày xuống, bạn tự nhiên sẽ cảm thấy ít những suy nghĩ lo âu hơn.

2. Tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ lo lắng tiêu cực

Tập thể dục có thể giúp giảm nồng độ hormone căng thẳng trong cơ thể đồng thời nó làm bạn tập trung vào bài tập và phân tâm khỏi những suy nghĩ lo lắng.

Một đánh giá năm 2013 cho thấy việc tập thể dục kém hiệu quả hơn các biện pháp tâm lý trị liệu hay một số loại thuốc điều trị. Tuy nhiên khi việc tập thể dục kết hợp cùng với các biện pháp này thì hiệu quả giảm lo âu có thể thấy rõ rệt.

3. Yoga

Theo các nghiên cứu, yoga có thể giúp giảm nhịp tim, hạ huyết áp và giảm nồng độ cortisol, hormone gât căng thẳng, lo lắng.

Yoga cũng có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, lo âu. Nó làm giảm mức độ của các phân tử cytokine trong máu. Cytokine được giải phóng ra khi bạn bị căng thẳng, nồng độ cao cytokine có thể gây viêm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

4. Nghe nhạc

Nghe nhạc có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và còn tăng cường hệ miễn dịch

Nghe nhạc có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Một báo cáo năm 2013 cho thấy nghe nhạc có thể làm giảm căng thẳng và còn tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.

Một nghiên cứu khác cho biết, nghe nhạc đúng sở thích là yếu tố quan trọng nhất khi sử dụng âm nhạc để giảm căng thẳng.

5. Thiền chánh niệm

Chánh niệm là một hình thức thiền khá phổ biến. Chánh niệm khuyến khích bạn tập trung vào cảm xúc, suy nghĩ hoặc cảm giác cơ thể trong thời điểm hiện tại. Điều này có thể giúp đánh lạc hướng bạn khỏi những suy nghĩ lo âu và tiêu cực.

6. Không trì hoãn

Những người mắc chứng lo âu có thể thực hiện một số nhiệm vụ hoặc dự án quan trọng để tạm thời tránh căng thẳng. Tuy nhiên sự trì hoãn dẫn đến việc phải vội vàng vào phút cuối, xong trước “deadline” có thể gây ra lo lắng và căng thẳng hơn nữa.

Tóm lại, đôi khi cảm thấy lo lắng là hoàn toàn bình thường, một số kỹ thuật, mẹo có thể giúp bạn giảm căng thẳng và bình tĩnh trở lại. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy mình luôn căng thẳng, lo lắng hoặc sự lo lắng kéo dài, bạn có thể cần đi khám để tham khảo ý kiến các chuyên gia để có biện pháp điều trị phù hợp.

Trịnh Tây H+ (Theo medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh