6 lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh rung nhĩ

Ghi nhớ những món nên ăn, nên tránh giúp kiểm soát rung nhĩ tốt hơn

7 sai lầm người bệnh rung nhĩ hay mắc phải

8 cách đơn giản để ổn định nhịp tim cho người bị nhịp tim nhanh

8 thực phẩm giúp ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tim nhanh

Bị rung nhĩ, khi nào cần điều trị?

Dưới đây là 6 lời khuyên về chế độ dinh dưỡng giúp người bệnh rung nhĩ có cuộc sống khỏe mạnh hơn:

Có chế độ ăn tốt cho tim mạch

Có chế độ ăn uống tốt cho tim mạch giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, giảm nguy cơ đột quỵ cho người bệnh rung nhĩ. Người bệnh rung nhĩ có nguy cơ cao bị đột quỵ do hình thành cục máu đông, hình thành các mảng bám trong thành động mạch. Tốt hơn hết, bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế chất béo bão hòa.

Hạn chế muối ăn

Hạn chế muối ăn giúp giảm tăng huyết áp, kiểm soát rung nhĩ

Để giảm nguy cơ bị tăng huyết áp, người bệnh rung nhĩ nên hạn chế nghiêm ngặt lượng muối ăn. Bạn nên tránh muối ăn trong các thực phẩm đóng gói, cũng như thay thế muối bằng các loại thảo mộc và gia vị khác.

Tích cực ăn cá

Cá là nguồn protein lành mạnh thay cho các loại thịt đỏ. Bạn nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Các loại cá hồi, cá trích, cá mòi và cá thu đều chứa nhiều acid béo omega-3. Ngoài việc giảm lượng triglyceride trong cơ thể, nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều cá có thể giúp khắc phục tình trạng rối loạn nhịp tim.

Chú ý khi bổ sung vitamin K

Người bệnh rung nhĩ thường phải dùng các loại thuốc làm loãng máu, ví dụ như Warfarin để ngăn ngừa đột quỵ. Tuy nhiên việc tăng/giảm đột ngột vitamin K trong chế độ ăn hàng ngày có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc Warfarin. Tốt hơn hết, người bệnh rung nhĩ nên trao đổi với bác sỹ để bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K như các loại rau lá xanh đậm.

Hạn chế rượu bia

Tiêu thụ rượu với lượng vừa phải có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu lại có thể kích hoạt các cơn rung nhĩ.

Tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine

Người bệnh rung nhĩ cần tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine trong cà phê, nước tăng lực… đặc biệt nếu bạn nhạy cảm với caffeine. Caffeine là một chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim, kích hoạt cơn rung nhĩ.

Tóm lại, người bệnh rung nhĩ nên coi chế độ ăn uống hàng ngày là một phần của lối sống lành mạnh. Duy trì trọng lượng ổn định bằng cách kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng rung nhĩ.

Vi Bùi H+ (Theo Healthgrades)

Ngoài chế độ ăn uống và thuốc theo chỉ định của bác sỹ, người bệnh rung nhĩ có thể sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ điều trị rung nhĩ có thành phần từ thảo dược Khổ sâm để ổn định nhịp tim, giúp tim hoạt động đều đặn, đồng bộ hơn, nhờ đó giảm hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, cải thiện tình trạng tim đập nhanh, chậm thất thường.

Bởi trong Khổ sâm có chứa hoạt chất matrin và oxymattrin ức chế cơ tim làm giảm tính kích thích hệ thần kinh tim, điều hòa nồng độ các chất điện giải ở cơ tim nên giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các cơn rối loạn nhịp.

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Người già có nên dùng máy tạo nhịp để ổn định nhịp tim? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch