6 loại trà thảo dược giúp cải thiện tiêu hóa

Các loại trà thảo dược như trà đen, trà bồ công anh… đều nổi tiếng với lợi ích cho hệ tiêu hóa

Hợp chất trong trà xanh hứa hẹn điều trị bệnh lao hiệu quả

Trà trắng và 6 lợi ích sức khỏe bạn sẽ không muốn bỏ qua

Lợi ích sức khỏe của 20 loại trà thảo dược phổ biến

Loại trà nào không thể không có trong căn bếp của bạn?

Dưới đây là 6 loại trà thảo dược giúp cải thiện tiêu hóa bạn nên thử uống để giảm cảm giác khó chịu do đầy bụng, táo bón...

Trà rễ long đởm (Gentian)

Từ lâu, rễ long đởm đã được biết tới với công dụng kích thích sự thèm ăn, giúp trị các bệnh dạ dày. Các nhà khoa học cho rằng, lợi ích này của rễ long đởm tới từ iridoid, hoạt chất tự nhiên mang tới vị đắng cho rễ cây. Iridoid có thể làm tăng sản sinh các enzyme tiêu hóa, acid dạ dày.

Một nghiên cứu năm 2014 trên 38 người trưởng thành cho thấy, uống trà rễ long đởm có thể giúp tăng lưu lượng máu tới hệ tiêu hóa, từ đó giúp cải thiện tiêu hóa. Bạn có thể pha trà rễ long đởm bằng cách ngâm 2gr rễ long đởm khô trong 1 cốc nước sôi (khoảng 250ml) trong vòng 5 phút. Uống trà trước bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Trà hạt tiểu hồi

Trà hạt tiểu hồi có thể giúp ngăn ngừa loét dạ dày

Nhiều nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng hạt tiểu hồi có thể ngăn ngừa loét dạ dày. Nguyên nhân là bởi hạt tiểu hồi chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp chống lại các tác nhân gây tổn thương, gây loét dạ dày.

Hạt tiểu hồi còn có thể thúc đẩy hoạt động nhu động ruột, giúp giảm táo bón, đặc biệt cho người cao tuổi. Bạn có thể pha trà hạt tiểu hồi bằng cách ngâm 1 thìa cà phê (4gr) hạt tiểu hồi trong cốc nước nóng từ 5 - 10 phút.

Trà bồ công anh

Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, chiết xuất bồ công anh có chứa các hợp chất giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa bằng cách kích thích co bóp dạ dày, thúc đẩy đưa thức ăn từ dạ dày xuống ruột non.

Một nghiên cứu trên chuột cũng chỉ ra rằng chiết xuất bồ công anh có thể giúp chống viêm, chống loét dạ dày. Bạn có thể uống trà bồ công anh để thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh.

Trà phan tả diệp

Loại thảo dược này có chứa sennoside, chất có thể phân hủy trong ruột già và tác động lên các cơ trơn, thúc đẩy co bóp và tăng cường nhu động ruột. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá phan tả diệp là loại thảo dược có hiệu quả nhuận tràng cao cho cả trẻ em và người trưởng thành bị táo bón.

Bạn có thể pha trà phan tả diệp bằng cách ngâm 1 thìa cà phê (4gr) lá phan tả diệp khô trong cốc nước nóng từ 5 - 10 phút. Uống trà phan tả diệp có thể giúp giảm táo bón, nhưng bạn nên tránh không uống quá thường xuyên.

Trà rễ cây thục quỳ

Các phân tử polysaccharide trong rễ cây thục quỳ có thể giúp kích thích sản sinh các dịch nhầy trong đường tiêu hóa, từ đó giúp cải thiện tiêu hóa hiệu quả. Thêm vào đó, rễ cây thục quỳ còn có đặc tính chống loét, chống oxy hóa bằng cách giảm nồng độ histamine, một hợp chất được giải phóng trong quá trình viêm.

Một nghiên cứu năm 2015 đã chỉ ra rằng chiết xuất rễ cây thục quỳ có thể giúp ngăn ngừa loét dạ dày do dùng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).

Bạn có thể pha trà rễ cây thục quỳ bằng cách ngâm 1 thìa canh (14gr) rễ cây thục quỳ khô trong cốc nước nóng từ 5 - 10 phút.

Trà đen

Trà đen chứa nhiều chất chống oxy hóa như thearubigin (giúp cải thiện tình trạng khó tiêu) và theaflavin (giúp chống loét dạ dày). Nhiều nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng, chiết xuất trà đen còn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cải thiện tình trạng khó tiêu do tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Bạn có thể ngâm 1 túi trà đen trong cốc nước nóng từ 5 - 10 phút, sau đó thưởng thức để cải thiện tiêu hóa một cách tự nhiên.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa