5 mẹo hàng ngày giúp ngăn ngừa và quản lý đái tháo đường

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường

9 điều nên làm nếu không muốn mắc bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh thế nào?

3 cách giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì để ngừa biến chứng bàn chân?

1. Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn

Hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn đều có chứa nhiều đường hoặc carbohydrate tinh chế có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh và đột ngột. Do đó dễ khiến cho bệnh đái tháo đường trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, hãy tránh xa bánh mì trắng, bánh ngọt và ngũ cốc ăn sáng có đường, thay vào đó hãy chuyển sang các loại ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

2. Tăng cường các thực phẩm có chỉ số đường huyết (Glycemic Index - GI) thấp

Các loại rau xanh, trái cây, hạt, quả mọng... là những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nhưng lại có hàm lượng chất xơ cao, do đó có tác dụng giúp cân bằng lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình hấp thu đường của hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn chứa rất ít calorie nên sẽ hạn chế được tình trạng thừa calorie và dẫn tới thừa cân, béo phì.

3. Lựa chọn nguồn protein

Nguồn protein tốt cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Protein giúp giữ cho bạn cảm thấy no lâu hơn, làm chậm quá trình giải phóng carbohydrate và đường trong thực phẩm. Các nguồn protein bạn nên ăn bao gồm: Thịt nạc, cá, trứng, các loại hạt, sữa và các thực phẩm từ sữa... 

4. Chú ý đến nhãn sản phẩm

Nếu bạn đang mua các thực phẩm đóng gói sẵn, hãy chú ý đến nhãn sản phẩm và các loại đường ẩn trong thành phần của chúng. Các loại đường này có thể được cung cấp với nhiều tên khác nhau như: Glucose, dextrose, mật ong và siro... Nhìn chung, nếu trong thành phần có >5gr đường/5% sản phẩm thì được xem là một sản phẩm có hàm lượng đường cao, và bạn nên cân nhắc khi sử dụng chúng.

Để ngăn ngừa và kiểm soát đái tháo đường, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm thực phẩm chức năng được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên.

5. Hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn

Rượu bia cũng có thể gây ra những tác động tới lượng đường trong máu. Nếu uống quá nhiều trong thời gian dài có thể gây tăng cân và kháng insulin, cả 2 điều này đều làm tăng nguy cơ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể.

Ngoài các biện pháp về chế độ ăn uống, thì tập thể dục thường xuyên và ngủ ngon cũng là những yếu tố quan trọng để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.

Quang Tuấn H+ (Theo DailyMail)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, kiểm soát đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết