5 loại mùi cơ thể cảnh báo bệnh tật

Hãy cẩn trọng khi hơi thở có mùi hôi

Tại sao hơi thở có mùi vào mỗi sáng thức dậy?

Làm gì khi bị hôi chân?

Bí quyết khử mùi hôi chân khó chịu mà không tốn kém

8 giải pháp đơn giản đối phó với mồ hôi chân

1. Hơi thở có mùi: Triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Tiến sỹ Robert Gabbay - Giám đốc Y khoa tại Trung tâm Bệnh đái tháo đường Joslin ở Boston (Mỹ) cho biết: Đái tháo đường có nhiễm toan keton (DKA) có nguyên nhân là do lượng insulin thấp và tăng lượng đường trong máu, khiến hơi thở có mùi. Điều này thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 hơn là bệnh nhân đái tháo đường type 2. 

Cơ thể bạn không thể tạo ra năng lượng cần thiết để hoạt động bình thường, vì vậy nó bắt đầu phá vỡ các acid béo để làm nhiên liệu. Điều này hình thành các hóa chất có tính acid gọi là keton trong máu. Một trong những acid chính - acetone (giống như thành phần được tìm thấy trong chất tẩy sơn móng) - có thể khiến hơi thở có mùi trái cây. 

Bạn có thể không nhận thấy điều này cho đến khi ai đó nói, nhưng bác sỹ có thể ngửi thấy mùi này ngay khi bạn bước vào phòng. Bệnh đái tháo đường có nhiễm toan keton có thể gây tử vong. Bệnh nhân có thể nôn mửa, đi tiểu thường xuyên, khiến cơ thể mất nước nguy hiểm. 

Nếu bạn nhận thấy hơi thở có mùi trái cây, đi kèm với mệt mỏi, khô miệng, khó thở hoặc đau bụng, hãy đi khám càng sớm càng tốt.

2. Chân có mùi hôi: Dấu hiệu nhiễm nấm bàn chân

Theo Hiệp hội Y khoa Podiatric Mỹ (APMA), nếu bạn nhận thấy da khô, quanh ngón chân có vảy, đỏ, bạn có thể bị nhiễm nấm. 

Hôi chân là dấu hiệu của nhiễm nấm bàn chân

Nhiễm nấm chân gây mùi hôi do sự kết hợp của vi khuẩn và nấm. Nếu tay bạn chạm vào vết xước trên da chân sau đó chạm vào một phần khác trên cơ thể, nấm có thể lan rộng đến những vùng này, như háng hoặc nách. Điều này lại khiến các khu vực đó có mùi hôi. 

Nếu bạn bỏ qua các triệu chứng nấm bàn chân, da giữa các ngón chân trở nên quá mềm và ẩm ướt, làm cho nó trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Kết quả là bạn có thể bị viêm tế bào, nhiễm khuẩn nặng hơn. 

Vì vậy, nếu bạn bị hôi chân, hãy thử dùng một loại thuốc kháng nấm như Lotrimin hoặc Tinactin. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục sau 2 tuần, bác sỹ có thể xem xét và chỉ định loại thuốc điều trị khác.

3. Phân có mùi khó chịu: Triệu chứng của không dung nạp lactose

Theo Phó Giáo sư Ryan Ungaro - Bệnh viện Mount Sinai ở New York (Mỹ), khi ruột non của bạn không sản xuất đủ enzyme lactase, nó không thể tiêu hóa lactose, một loại đường có trong các sản phẩm sữa. Vì vậy, ruột non ngay lập tức chuyển lactose vào ruột già thay vì máu - nơi mà các vi khuẩn trong ruột lên men. Điều này có thể khiến phân nặng mùi, hôi thối.

Không dung nạp lactose khá phổ biến. Trên thực tế, khoảng 65% người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa, theo Viện Y tế quốc gia Mỹ. Các triệu chứng thường gặp là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy

Vì vậy, nếu bạn xì hơi hoặc phân có mùi hăng chua sau khi bạn uống sữa, bạn có thể đi khám. Bác sỹ sẽ giúp bạn xác định lượng lactose bạn có thể uống mỗi ngày mà không gây ra vấn đề gì. Bạn cũng có thể uống một viên thuốc Lactaid, chứa enzyme lactase sẽ cho phép bạn tiêu hóa sữa trong vòng 45 phút.

4. Nước tiểu có mùi hắc: Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu

Theo bác sỹ Jamin Brahmbhatt, nhiễm trùng đường tiểu (UTIs) có thể khiến nước tiểu có mùi hắc. Điều này xảy ra sau khi vi khuẩn, thường là E. coli, đi vào niệu đạo. Sau đó, chúng lên bàng quang, gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng đường tiểu thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. 

5. Hơi thở có mùi hôi sau khi ngủ dậy: Triệu chứng của ngưng thở khi ngủ

Buổi sáng khi mới thức dậy, hơi thở có mùi khó chịu ngay cả khi bạn đã đánh răng thường xuyên? Rất có thể đây là triệu chứng của ngưng thở khi ngủ - một rối loạn giấc ngủ. 

Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến ngáy quá nhiều, khiến bạn thở bằng miệng suốt đêm. Điều này khiến miệng bị khô, cho phép vi khuẩn sinh sôi nảy nở dễ dàng hơn. Khi một số loại vi khuẩn nhân lên, chúng sẽ tạo ra khí sulfurous, khiến hơi thở có mùi trứng. 

Nếu bạn đã kiểm tra và loại trừ các nguyên nhân khác khiến hơi thở có mùi hôi, nhưng vẫn bị hôi miệng sau khi thức dậy, buồn ngủ vào ban ngày, hãy lên lịch hẹn với bác sỹ. Ngưng thở khi ngủ có liên quan đến bệnh đái tháo đường, tăng huyết áo, bệnh tim, do đó, điều trị sớm có thể giúp bạn tránh được những ảnh hưởng xấu về sức khỏe.

An An H+ (Theo womenshealthmag)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp