5 hiểu lầm tai hại về bệnh gout

  • Chuyên đề:
  • Gout

Cơn đau gout thường xuất hiện ở ngón chân cái nhưng vẫn có nhiều hiểu lầm tai hại về căn bệnh này (Ảnh minh họa)

Bị đau nhức bàn chân, khó đi lại, có phải bị bệnh gout không?

Ngón chân cái bị đau nhức, sưng đỏ có phải bị gout không?

Thuốc điều trị bệnh gout không có hiệu quả, có nên ngừng uống?

Chế độ ăn kiêng low-carb có thể gây bệnh gout

1. Gout là bệnh lý hoàn toàn tại khớp
Được cho là bệnh kết hợp giữa chế độ ăn uống kém lành mạnh với rượu, nhưng thực tế, gout lại là một loại viêm khớp được gây ra bởi khả năng loại bỏ kém acid uric từ thận.
Thực tế, mỗi tế bào trong cơ thể đều chứa một hợp chất gọi là purine, được chuyển thành acid uric trong quá trình phân hủy thực phẩm và các tế bào già yếu. Một người mắc bệnh gout khi nồng độ acid uric trong máu quá cao, tạo thành các tinh thể muối urate lắng đọng tại khớp. Như vậy, bản chất của gout là một bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, có tổn thương tại khớp.
Gout là dạng viêm khớp thường gặp nhất trên toàn thế giới, nó ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ và rất hiếm gặp ở trẻ em. Ở nam giới, gout có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau tuổi dậy thì, trong khi ở phụ nữ thì không có triệu chứng gì trước khi mãn kinh.
2. Chế độ ăn ít ảnh hưởng đến bệnh gout
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơn gout cấp. Một số loại thực phẩm có chứa lượng lớn purine, do đó sẽ góp phần làm tăng lượng acid uric và muối urate trong cơ thể. Những thực phẩm này bao gồm: Thịt đỏ, các loại hạt còn nguyên cám, đậu, nấm, thậm chí một số loại rau như măng tây, súp lơ và rau bina. 
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơn gout cấp. 
Các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng, thức ăn nhiều chất béo có thể không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, nhưng lại báo động về sức khoẻ.
Chất cồn cũng được chỉ ra là nguyên nhân gây bệnh gout nhưng nhiều người vẫn không hề liệt kê thức uống có cồn vào danh sách cần tránh khi mắc phải căn bệnh này. 
3. Cà phê chẳng giúp ích gì cho bệnh gout của bạn
Mặc dù vẫn có mối liên hệ giữa rượu và gout, nhưng đó không phải là thức uống duy nhất có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh. Không giống như rượu, cà phê đã được tìm thấy có một tác dụng tích cực. Một nghiên cứu kéo dài 12 năm ở gần 46.000 đàn ông cho thấy rằng, uống 4- 5 cốc cà phê một ngày thực sự làm giảm nguy cơ bị gout đến 40% so với việc không uống rượu. Người ta cho rằng, một hợp chất chống oxy hoá được tìm thấy trong cà phê gọi là acid chlorogenic góp phần làm giảm acid uric trong cơ thể. 
4. Cơn đau gout cũng “bình thường thôi”
Mức độ đau đớn mà cơn gout cấp có thể gây ra cho một người thực sự đã được mô tả là "tồi tệ hơn một cơn đau đẻ". Điều này dường như khó tin, nhưng sự bùng phát có thể đủ để làm mất năng lực của một người, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của họ. 
Một cuộc điều tra của Hoa Kỳ cho thấy: 37% người được hỏi trả lời rằng, họ không bao giờ muốn bị bệnh gout nữa. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của cơn đau không phải lúc nào cũng được công nhận. ¼ số người được hỏi cho biết, họ thường bị buộc tội phản ứng quá mức khi nói về nỗi đau.
Chỉ những người đã từng trải qua cơn gout cấp mới thực sự hiểu về nỗi đau do bệnh mang lại
Khi mô tả cảm giác đau như thế nào, 23% bệnh nhân so sánh một cơn gout với cơn đau da thịt bị kính đâm, 28% giống vỡ xương, 34% tương tự bị bỏng nặng và 37% là ngón chân bị vặn. 
5. Gout không thể làm tăng khả năng mắc bệnh khác
Mối liên hệ giữa các bệnh lý trong cơ thể là điều thường gặp và bệnh gout chắc chắn không phải ngoại lệ. Khoảng 40% người mắc bệnh gout bị tăng huyết áp, có nhiều khả năng mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch và bệnh thận. 
Tiến sĩ Stephanie Kaye- Barrett cho biết: “Việc quản lý bệnh rất quan trọng, bởi vì nếu không được chẩn đoán và điều trị, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ gấp 2 lần trong tương lai".
Việc phát hiện và chữa trị kịp thời là điều cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng và giảm đau do gout mang lại. Theo Thư ký Hội Gout của Anh: "Nếu không được điều trị, các cơn gout có thể gây đau đớn, dẫn đến tổn thương chung, tàn tật vĩnh viễn, tăng nguy cơ tử vong. Chúng cũng có thể kéo dài trong một hoặc hai tuần, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, công việc và cuộc sống gia đình".
Phòng ngừa gout bằng với các loại thảo dược
Việc phòng ngừa gout khi chỉ số acid uric tăng cao, hoặc phòng ngừa cơn gout cấp tái phát là điều mà các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo. Trong đó, lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược cũng được đưa vào danh mục các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo. Hiện nay, các nhà khoa học đã tận dụng triệt để tác dụng của những loại thảo dược nổi tiếng trong việc đào thải acid uric, giảm cơn đau gút như trạch tả, nhọ nồi, ba kích, hạ thảo khô,… để bào chế ra sản phẩm viên uống tiện dùng. Sản phẩm này có tác dụng giảm acid uric, ngăn ngừa các triệu chứng đau do gout một cách rõ rệt, tăng cường chức năng gan, thận, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn sự tái phát cơn gout cấp.
Hiểu rõ về bệnh gout và duy trì dùng sản phẩm thảo dược chứa trạch tả mỗi ngày là cách đơn giản giúp người bệnh không còn phải hứng chịu những cơn đau do gout nữa!

Thực phẩm chức năng viên nang Hoàng Thống Phong – Hỗ trợ điều trị cho những người bị gout
Người bị gout thường sưng, đau, khó khăn trong đi lại, sinh hoạt cá nhân, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng sống. Chính vì thế, để phòng ngừa gout, trước tiên chúng ta phải tự điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ cũng được nhiều người lựa chọn. Một trong các thực phẩm chức năng hiện có trên thị trường là viên nang Hoàng Thống Phong.
TPCN Hoàng Thống Phong có thành phần chính là trạch tả, kết hợp với các thảo dược quý khác như: nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá giúp tăng cường chức năng gan, thận của cơ thể, giảm các triệu chứng đau do gout (thống phong), ngăn ngừa sự tái phát của các cơn đau, hỗ trợ điều trị cho những người bị gout; có thể sử dụng liên tục từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt. Sản phẩm đã được đánh giá hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout tại Việt Nam.
XNQC: 1293/2015/XNQC-ATTP

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp