5 cách giúp vết thương mau lành, giảm nguy cơ bị sẹo

Phải làm gì khi các vết thương lâu lành gây đau đớn, khó chịu?

9 biện pháp tự nhiên giúp loại bỏ các vết bầm tím xấu xí

Vết thương do chơi thể thao có dùng được gel Subạc không?

Đái tháo đường type 2: Ngủ kém khiến vết thương lâu lành

Mờ mắt, vết thương lâu lành có phải biến chứng đái tháo đường?

Dưới đây là 5 lời khuyên bạn có thể thực hiện để vết thương mau lành hơn, giảm nguy cơ để lại sẹo xấu xí:

Bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể

Thông thường, ai cũng cần chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm đủ các nhóm thực phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, nếu đang trong quá trình chữa lành các vết thương, bạn sẽ cần phải bổ sung thêm một số dưỡng chất nhất định. Theo Cleveland Clinic, bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin A, vitamin C và kẽm sẽ giúp các vết thương mau lành hơn.

Bổ sung protein, vitamin A, vitamin C và kẽm giúp vết thương mau lành

Protein có nhiều trong các loại thịt và sản phẩm từ sữa, đậu nành. Trái cây, rau củ có thể cung cấp các loại vitamin còn kẽm có nhiều trong ngũ cốc, hàu, các loại đậu và quả hạch.

Tăng cường hoạt động thể chất

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Nguyên nhân là do tập thể dục có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp làm giảm viêm và thúc đẩy lưu thông máu tới các vết thương. 

Dùng băng cá nhân

Các loại băng cá nhân có thể bảo vệ các vết thương khỏi nguy cơ bị tổn thương thêm nữa, đặc biệt là nếu vết thương đang lên da non khiến bạn thấy ngứa ngáy, khó chịu và gãi trong vô thức. Ngoài ra, việc sử dụng băng cá nhân cũng có thể ngăn ngừa vết thương quá khô. Điều này có thể tăng tốc độ hồi phục, làm giảm nguy cơ hình thành sẹo.

Tránh hút thuốc lá

Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, hãy nhớ rằng hút thuốc có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân có thể là do các hóa chất độc hại trong khói thuốc lá, đặc biệt là nicotine, carbon monoxide (CO) và hydrogen cyanide.

Hạn chế uống rượu bia

Theo một nghiên cứu năm 2014 từ Đại học Loyola (Mỹ), uống quá nhiều rượu bia có thể làm giảm nồng độ các tế bào bạch cầu trong máu, cũng như giảm nồng độ các protein liên quan tới quá trình phục hồi vết thương. Uống nhiều rượu bia trong khi có các vết thương hở còn làm tăng nguy cơ bị chảy máu, nhiễm khuẩn nguy hiểm.

Vi Bùi H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp