5 cách đơn giản giúp giảm hôi miệng tức thì

Hôi miệng ảnh hưởng lớn tới giao tiếp hàng ngày

7 cách dùng baking soda để giảm hôi miệng nhanh chóng

Súc miệng thường xuyên có giúp giảm hôi miệng?

Hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách nào giảm hôi miệng và vệ sinh răng miệng an toàn?

Tránh xa thực phẩm gây hôi miệng

Hãy hạn chế những thực phẩm gây hôi miệng như tỏi và hành tây. Protein có nguồn gốc động vật như thịt hay cá cũng có thể là nguyên nhân hôi miệng. Thay vào đó, hãy chú ý đến những thực phẩm giúp hơi thở thơm mát như trà xanh, cần tây, táo hay cam quýt. 

Nhìn chung, bạn không thể tránh hoàn toàn những thực phẩm dễ gây hôi miệng như thịt, cá, tỏi, hành tây. Bạn chỉ cần đánh răng sau khi ăn là được.

Ăn hành và tỏi là nguyên nhân gây hôi miệng

Uống nhiều nước

Bạn có thể bị hôi miệng nếu không uống đủ nước vì vi khuẩn phát triển mạnh khi khoang miệng bị khô. Vì vậy, hãy uống nước liên tục suốt cả ngày. Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước.

Đánh răng thường xuyên

Đánh răng 1 lần/ngày có thể không đủ nếu bạn đang bị hôi miệng. Nên đánh răng 2 lần/ngày xem có đỡ hôi miệng không. Nếu không, hãy đánh răng sau mỗi bữa ăn. Lưu ý rằng, đánh răng quá mạnh và quá nhiều cũng có thể làm suy yếu và mòn men răng.

Đánh răng 2 lần một ngày để giảm tình trạng hôi miệng

Sử dụng chỉ nha khoa cũng là một lựa chọn hợp lý để loại bỏ mảng bám trong kẽ răng - thủ phạm gây hôi miệng.

Dùng nước súc miệng

Nếu đánh răng sau mỗi bữa ăn có thể hơi bất tiện, đặc biệt là tại văn phòng thì súc miệng bằng nước súc miệng là một lựa chọn dễ dàng hơn. Bạn nên súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng khoảng 30 giây trở lên.

Cạo lưỡi

Không vệ sinh lưỡi cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Buổi sáng, sau khi đánh răng, hãy cạo lưỡi để làm sạch lưỡi. 

Nếu những biện pháp trên không giúp giảm hôi miệng, tốt nhất bạn nên đi khám bởi hôi miệng cũng là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó.

Trịnh Tây H+ (Theo Care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp