5 bước giúp đối phó với chứng ra mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi quá nhiều có thể gây khó chịu, tự ti

Vạch mặt 10 thủ phạm khiến bạn ra mồ hôi đêm

6 dấu hiệu điển hình chứng tỏ mãn kinh đã "gõ cửa"

Mẹo hay xử lý mồ hôi tay mùa Đông

Tại sao lại bị bốc hỏa sau khi ăn?

Bước 1

Vệ sinh cá nhân thường xuyên, sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, cần lau khô tay, chân trước khi thoa các sản phẩm chống mồ hôi. Và nhớ đi tắm sau khi tập thể dục.

Bước 2

Thử dùng các sản phẩm chống mồ hôi có tác dụng mạnh hơn, ví dụ như một số sản phẩm chứa clorua nhôm hoặc muối nhôm, giúp ức chế quá trình sản xuất và tiết mồ hôi của cơ thể. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

Bước 3

Thoa thêm một lớp mỏng thuốc chống mồ hôi vào ban đêm khi da của bạn khô và thoải mái. Các thuốc chống mồ hôi sẽ hiệu quả hơn nếu nó có thời gian để thâm nhập vào tuyến mồ hôi và phát huy tác dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa lại nó vào buổi sáng, tuy nhiên hãy nhớ đừng lạm dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Bước 4

Bạn nên mặc các loại quần áo thoáng khí được làm từ: Bông, len, tơ tằm hoặc vải lanh... Tránh các loại vải nhân tạo như: Polyester hoặc nilon... Nếu bạn mặc các loại quần áo này, hãy nhớ mặc thêm một chiếc áo lót cotton 100% bên trong để thấm mồ hôi và giúp da dễ chịu hơn.

Bước 5

Tránh các loại thực phẩm có nhiều gia vị như tiêu và ớt... bởi nó có thể kích thích các tuyến mồ hôi của bạn. Bên cạnh đó, hãy hạn chế uống các loại đồ uống có nhiều caffeine, vì chúng cũng có thể gây đổ nhiều mồ hôi.

Quang Tuấn H+ (Theo Livestrong)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết