4 rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người bệnh suy tim và cách khắc phục

Có giấc ngủ ngon sẽ giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh suy tim

Vì sao tăng huyết áp gây suy tim trái?

Suy tim độ 2 sống được bao lâu, làm sao kéo dài tuổi thọ?

Các thực phẩm nên tránh khi bị suy tim sung huyết

Căng thẳng, stress ảnh hưởng thế nào tới người bị suy tim?

Dưới đây là 4 rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người bệnh suy tim:

Ngưng thở khi ngủ

Theo bác sỹ Rami Khayat từ Đại học Wexler bang Ohio (Mỹ), có tới 70% người bệnh suy tim bị ngưng thở khi ngủ. Có 2 dạng ngưng thở khi ngủ thường gặp là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là dạng phổ biến nhất, xảy ra khi các cơ phía sau cổ họng bị suy yếu, sụp xuống trong khi ngủ, gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở. Trong khi đó, ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương ít phổ biến hơn, nhưng lại thường ảnh hưởng tới người bệnh suy tim trong giai đoạn nặng, đặc biệt là nam giới.

Cả 2 tình trạng này đều có thể làm gián đoạn nhịp thở khi ngủ, khiến người bệnh thấy mệt mỏi vào ban ngày. Bác sỹ Rami Khayat cho biết: “Cả 2 dạng ngưng thở khi ngủ đều có thể làm giảm nồng độ oxy trong máu theo chu kỳ, làm tăng nồng độ adrenaline trong cơ thể và có thể khiến bạn bị tỉnh giấc giữa đêm. Tất cả những vấn đề này đều có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng kiểm soát bệnh suy tim”.

Khó thở khi nằm

Người bệnh suy tim thường bị khó thở khi nằm ngủ, nghỉ ngơi

Nhiều người bệnh suy tim cũng gặp phải tình trạng khó thở khi nằm, hay còn gọi là khó thở kịch phát về đêm. Tình trạng này có thể khiến người bệnh đột ngột tỉnh giấc sau khi ngủ được 1 - 2 tiếng. Khó thở khi nằm có thể làm tăng áp lực, quá tải về thể tích trong buồng tâm thất. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy khá hơn khi ngồi hoặc đứng dậy.

Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ

Khi gặp phải tình trạng này, lượng các xung thần kinh tới tay, chân có thể tăng lên bất thường, khiến các chi bất giác co giật trong khi bạn ngủ. Điều này cũng có thể gây gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn thấy uể oải khi thức dậy, người mệt mỏi.

Mất ngủ

Tình trạng mất ngủ, khó ngủ cũng thường xảy ra với người mắc các bệnh mạn tính, trong đó có suy tim. Nguyên nhân thường do người bệnh hay thẩy căng thẳng, lo lắng về tình hình bệnh tật, nguy cơ nhập viện, lo ghi nhớ việc phải uống thuốc đúng giờ… Tất cả những vấn đề này đều có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ hơn.

5 cách khắc phục rối loạn giấc ngủ ở người bệnh suy tim

Điều trị ngưng thở khi ngủ

Bạn có thể cần trao đổi với bác sỹ về việc dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP). Sử dụng thiết bị này cũng có thể giúp giảm rối loạn nhịp tim, cải thiện phân suất tống máu, cải thiện khả năng bơm máu của tim cho người bệnh suy tim.

Nằm nghiêng

Nằm nghiêng một bên có thể giúp giảm ngưng thở khi ngủ cho người bệnh suy tim không chịu được CPAP. Tuy nhiên, người bệnh suy tim đã cấy ghép máy khử rung tim nên nằm nghiêng sang bên phải để cảm thấy thoải mái hơn.

Nâng cao đầu khi ngủ

Điều này giúp làm giảm tình trạng tình trạng tắc nghẽn phổi, giúp giảm tình trạng khó thở về đêm cho người bệnh suy tim.

Nâng cao chân

Nếu bạn bị sưng, phù chân hoặc bàn chân, hãy thử nâng cao chân khi ngủ để làm giảm sưng. Ngoài ra, đi tất/vớ y khoa cũng có thể giúp giảm tình trạng sưng, phù chân.

Chú ý chuẩn bị giấc ngủ

Bác sỹ Rami Khayat khuyên người bệnh suy tim nên duy trì chu kỳ thức - ngủ đều đặn, tránh uống nhiều rượu bia hoặc các thức uống có caffeine trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng các thiết bị điện tử quá gần giờ đi ngủ.

Người bệnh suy tim cũng nên cố gắng duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, vừa sức. “Tập các bài tập tốt cho tim từ 20 - 30 phút/ngày, trong khoảng thời gian 4 - 5 tiếng trước khi đi ngủ có thể giúp người bệnh suy tim ngủ ngon hơn”, bác sỹ Rami Khayat cho biết.

Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.

Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi), giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL trong máu.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch