4 dấu hiệu lạ cảnh báo bệnh đái tháo đường type 2 không thể bỏ qua!

Đái tháo đường type 2 là căn bệnh rất khó phát hiện

Đái tháo đường ảnh hưởng tới đời sống tình dục của nam giới thế nào?

5 thay đổi nhỏ cải thiện chế độ ăn cho người bị đái tháo đường

10 điều có thể bạn chưa biết về đái tháo đường type 2

Các loại đồ uống tốt cho người bị đái tháo đường

Viêm nướu răng

Trong trường hợp thường xuyên bị viêm nha chu hay còn được gọi là bệnh nướu răng thì bạn có thể đã mắc bệnh đái tháo đường type 2. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí BMJ Open Diabetes Research & Care, bệnh viêm nha chu cũng có thể coi là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đái tháo đường. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng, những người mắc bệnh nướu răng, đặc biệt là những người bị viêm nướu răng nặng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn những người không bị viêm nướu răng.

Đổi màu da

Rất lâu trước khi bị đái tháo đường, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi màu da sẫm ở sau cổ. Tình trạng này được gọi là acanthosis nigricans và đây thường là dấu hiệu của kháng insulin, dẫn đến đái tháo đường type 2. Trong một số trường hợp hiếm, acanthosis nigricans cũng có thể là dấu hiệu của nang buồng trứng, rối loạn tuyến giáp, ung thư. Một số nguyên nhân gây đổi màu da khác như sử dụng thuốc tránh thai, corticosteroid, do được thừa hưởng từ gia đình hoặc do rối loạn nội tiết

Cảm giác lạ ở bàn chân

Cảm giác lạ ở bàn chân có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy, có cảm giác lạ ở bàn chân hoặc giảm cảm giác và khả năng thăng bằng của bàn chân thì rất có thể là dây thần kinh đã bị tổn thương do đái tháo đường type 2. Có khoảng 10 - 20% số người được chẩn đoán mắc đái tháo đường bị một số tổn thương thần kinh liên quan đến căn bệnh này. Ngoài bệnh đái tháo đường, những cảm giác lạ ở bàn cân có thể xuất hiện do nhiều vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như đa xơ cứng, suy giãn tĩnh mạch…

Mất thính giác hoặc thị giác

Trong trường hợp đột nhiên bị mờ mắt hoặc suy giảm thính giác rất có thể bạn đã mắc bệnh đái tháo đường type 2. Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm võng mạc bị tổn thương và ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh. Mặc dù thị lực có thể được phục hồi khi lượng đường trong máu giảm nhưng nếu không kiểm soát được đường huyết bình thường thì lâu dài, bạn sẽ có thể bị tổn thương thị lực vĩnh viễn. Tương tự như vậy, lượng đường trong máu cao cũng có thể cản trở các tế bào thần kinh trong tai của người bệnh và dẫn đến suy giảm khả năng nghe.

Người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng thêm các sản phẩm chứa các thảo dược có tác dụng hạ đường huyết như khổ qua, dây thìa canh, tảo Spirulina... để kiểm soát bệnh đái tháo đường và phòng ngừa biến chứng do đái tháo đường gây ra. Các thảo dược này cũng rất tốt để phòng ngừa bệnh tiểu đường cho những người có nguy cơ cao mắc tiểu đường.

Trần Lưu H+

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết