3 động tác yoga tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường type 2

Tập yoga giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng

Làm thế nào để kiểm tra lượng đường trong máu khi bị đái tháo đường thai kỳ?

Có nên ăn trứng khi mắc bệnh đái tháo đường?

Đái tháo đường dẫn đến trầm cảm như thế nào?

Có tới 5 type đái tháo đường khác nhau?

Tư thế cái cây (Vriksasana)

Đứng thẳng, đặt bàn chân trái trên đùi phải, các ngón chân hướng xuống và đầu gối trái hướng sang bên. Tay phải và tay trái chắp vào nhau, hướng lên trên, giữ cột sống thẳng. Thở đều và cố gắng giữ thăng bằng. Giữ nguyên tư thế khoảng 5 - 8 nhịp thở, sau đó chuyển chân và làm tiếp tục.

Tư thế yoga này không chỉ giúp tăng cường các cơ bắp ở bàn chân và cẳng chân mà còn kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn.

Tư thế cây cung (Dhanurasana)

Nằm sấp, hai tay để thoải mái 2 bên thân. Thở ra và uốn cong đầu gối của bạn rồi dùng 2 tay kéo chân sao cho gót chân càng gần lưng càng tốt, đầu gối cách một khoảng so với mặt đất.

Hít vào và nâng gót chân lên trần nhà. Đầu , ngực và thân trên cũng nên nhấc lên khỏi sàn. Giữ tư thế này trong 30 giây và nhẹ nhàng quay trở lại vị trí ban đầu.

Tư thế yoga này giúp cải thiện chức năng của ruột và tuyến tụy, từ đó giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Tư thế cái cày (Halasana)

Nằm ngửa trên sàn, 2 tay xuôi theo thân, lòng bàn tay úp xuống. Hít vào, nâng bàn chân lên khỏi sàn, sử dụng cơ bụng dưới, chân nâng lên tạo thành 1 góc 90 độ. Dùng tay chống vào hông, hỗ trợ và nâng hông lên khỏi sàn. Từ từ đưa chân vươn qua đầu và chạm sàn, giữ lưng vuông góc với sàn. Giữ tư thế này trong 30 giây, tập trung vào hơi thở, từ từ thở ra nhẹ nhàng, hạ hông và chân xuống.

Tư thế yoga này giúp bạn cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng, kích thích quá trình sản xuất insulin và giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Lưu ý khi người bệnh đái tháo đường bắt đầu tập yoga

Người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng thêm các sản phẩm chứa khổ qua, dây thìa canh, thương truật, tảo Spirulina... để ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

- Trước khi bắt đầu tập yoga, bệnh nhân đái tháo đường nên hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia;

- Thực hiện các động tác một cách chậm rãi;

- Không gắng tập quá sức;

- Nghỉ ngơi khi bắt đầu cảm thấy mệt;

- Nghe theo chỉ dẫn của các huấn luyện viên tại phòng tập.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết