12 biến chứng đái tháo đường mà có thể bạn không hay biết

Người bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…

Tại sao người bệnh đái tháo đường hay bị ngứa ngáy, khó chịu?

Mẹ bầu cần biết gì về đái tháo đường thai kỳ?

5 biện pháp tự nhiên giúp mẹ kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

Bị bệnh võng mạc đái tháo đường phải làm gì để không bị mờ mắt?

Sâu răng, nhiễm trùng nướu

Bị bệnh đái tháo đường khiến cơ thể sản sinh ít nước bọt hơn, từ đó dẫn tới khô miệng và làm tăng nguy cơ sâu răng, các bệnh về nướu. Tốt hơn hết bạn nên chăm sóc răng miệng (đánh răng, dùng chỉ nha khoa), đi khám răng miệng 3 - 6 tháng/lần.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Có khoảng 10% số người mắc đái tháo đường type 2 bị biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Do nồng độ đường trong nước tiểu tăng cao, các vi khuẩn có thể dễ dàng sinh sôi, gây tổn thương các tế bào thần kinh trong bàng quang.

Ảnh hưởng tới trí nhớ

Những người trên 60 tuổi mắc đái tháo đường type 2 sẽ có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn 70% so với những người bình thường. Nguyên nhân có thể là do các mạch máu trong não bị tổn thương. Ngoài ra, insulin cũng có một vai trò nhất định trong khả năng học tập và ghi nhớ.

Người bị đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ

Suy giảm khả năng tình dục

Hơn 50% nam giới mắc đái tháo đường type 2 bị rối loạn cương dương. Để thực hiện tốt chức năng tình dục, bạn cần có các mạch máu khỏe mạnh. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường thường hay bị tổn thương mạch máu do không kiểm soát tốt đường huyết.

Với nữ giới, có tới 35% người bệnh đái tháo đường gặp các rối loạn chức năng tình dục như suy giảm ham muốn, đau đớn, khó chịu, khó đạt cực khoái… Điều này cũng là do đường huyết cao gây tổn thương tới các mạch máu và dây thần kinh trong cơ thể.

Trầm cảm

Nguy cơ trầm cảm ở người bệnh đái tháo đường cao hơn từ 2 - 3 lần so với người bình thường. Đường huyết tăng cao có thể ảnh hưởng tới một vài khu vực nhất định trong não bộ. Điều này làm tăng cao lượng hormone căng thẳng cortisol, làm tăng đề kháng insulin và gây tích trữ mỡ bụng.

Rối loạn tiêu hóa: Khó tiêu, buồn nôn sau khi ăn

Người bị đái tháo đường có thể bị khó tiêu, buồn nôn sau khi ăn

Đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới chức năng của dây thần kinh phế vị, làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn tới các triệu chứng ợ nóng, buồn nôn, đầy bụng, giảm cảm giác thèm ăn. Tốt nhất, người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo, ăn nhiều chất xơ…

Giảm thị lực

Đường huyết tăng cao có thể ảnh hưởng tới thể thủy tinh, khiến mắt sưng lên và thị lực của bạn bị mờ đi. Nếu không kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị các biến chứng võng mạc đái tháo dường, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Ù tai

Nếu bị tổn thương các dây thần kinh trong tai, người bệnh đái tháo đường có thể bị ù tai. Ổn định đường huyết sẽ giúp cải thiện triệu chứng này.

Ngưng thở khi ngủ

Những người bị kháng insulin có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ. Người bệnh đái tháo đường nên cẩn thận với biến chứng này vì ngưng thở khi ngủ có thể gây ra bệnh tim mạch về lâu dài.

Gan nhiễm mỡ

80% người bệnh đái tháo đường cũng bị gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, sự tích tụ chất béo trong gan cũng khiến cơ thể khó kiểm soát đường huyết hơn. Giảm cân, hạn chế ăn nhiều carbohydrate có thể giúp cải thiện tình trạng này.

Các vấn đề ở chân

Biến chứng thần kinh ngoại biên là tình trạng các dây thần kinh ở bàn chân bị tổn thương, khiến người bệnh không cảm thấy đau hay nóng, lạnh. Đây là nguyên nhân khiến bàn chân dễ bị thương, nhiễm trùng mà bạn không hề hay biết. 

Ảnh hưởng tới trái tim

Người bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn từ 2 - 3 lần. Nguyên nhân là do sự tổn thương các mao mạch, viêm nhiễm trong cơ thể gia tăng do đường huyết tăng cao. Ngừng hút thuốc lá, giảm cân, ổn định huyết áp… sẽ giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người bệnh đái tháo đường.

Như vậy, theo các chuyên gia y tế, phát hiện sớm và điều trị sớm đái tháo đường giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, các loại thảo dược như Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn và chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid (ALA) có tác dụng hạ đường huyết, giảm stress oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh. 

Vi Bùi H+ (Theo Rd)

Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường với thành phần chính là Mạch môn - Hoài sơn - Câu Kỷ tử - ALA giúp giảm và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết