11 dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn rất khó chẩn đoán

Mắc lupus ban đỏ có nên ăn thịt chim bồ câu?

Nổi ban cánh bướm hai bên má có phải mắc lupus ban đỏ?

8 điều cần biết về bệnh lupus

Lupus ban đỏ - Vì đâu nên nỗi?

Các dấu hiệu nhận biết lupus ban đỏ cần nhớ! 

Theo Lupus Research Alliance, (Mỹ), đây là một số dấu hiệu và triệu chứng lupus mà các bác sỹ áp dụng để chẩn đoán bệnh. Một người cần phải có ít nhất 4 trong số các triệu chứng dưới đây để được chẩn đoán mắc lupus: 

 Ban hình cánh bướm: Những vết phát ban đỏ lan rộng khắp má và trên chóp mũi, thường có hình dáng như con bướm.

 Ban đỏ dạng đĩa: Các vết dát đỏ có vẩy dính, có viền rõ ràng như chiếc đĩa gây tổn thương trên da. Ban dạng đĩa có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, nhưng thường gặp nhất là ở mặt và da đầu.

Mẫn cảm: Bệnh nhân lupus có thể nhận thấy làn da trở nên nhạy cảm hơn với tia UV của ánh nắng mặt trời, khiến họ dễ bị cháy nắng hơn. Bệnh nhân có thể bị đau khớp, yếu cơ và mệt mỏi hơn sau khi phơi nắng.

Loét: Những vết viêm loét xuất hiện trên mũi hoặc miệng cũng có thể là triệu chứng của lupus.

Viêm khớp không ăn mòn: Bệnh nhân có thể bị đau, sưng khớp. Trong một số trường hợp có thể bị tràn dịch xung quanh khớp.

Người bị lupus có thể có triệu chứng viêm khớp

Vấn đề về tim và phổi: Màng tim và phổi có thể bị viêm, gây viêm màng ngoài tim và viêm màng phổi.

Các bệnh thần kinh: Bệnh nhân bị lupus có thể bị động kinh, co giật. Trong một số trường hợp hiếm gặp, họ cũng có thể bị chứng loạn tâm thần.

Rối loạn về thận: Nhiều bệnh nhân cũng có thể gặp phải các vấn đề về thận như: Trụ niệu, protein niệu...

Các vấn đề về máu: Các rối loạn về máu như thiếu máu, tiểu cầu thấp hoặc tế bào bạch cầu thấp cũng có thể là dấu hiệu của lupus.

Các rối loạn miễn dịch: Các thử nghiệm sẽ được tiến hành trên bệnh nhân lupus để xem liệu họ có kháng thể gây rối loạn miễn dịch hay không. Một trong những xét nghiệm có thể được tiến hành là xét nghiệm DNA kép.

Các kháng thể kháng nhân: Những người bị nghi ngờ mắc lupus sẽ được xét nghiệm để đo các kháng thể chống lại các kháng nhân có tên là ANA.

Hiện nay, theo nhiều chuyên gia, để hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, đảm bảo an toàn và cho hiệu quả bền vững. Trong đó, nổi bật là thực phẩm chức năng viên uống có thành phần chính chiết xuất từ cây sói rừng, kết hợp cùng một số vị thuốc quý khác có tác dụng chống viêm mạnh (nhũ hương, hoàng bá), tác dụng giải độc (thổ phục linh) và thành phần cung cấp năng lượng tế bào tự nhiên (L-carnitine fumarate)… Công thức này đã được nghiên cứu, phát triển giúp phục hồi và làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn lupus ban đỏ tái phát.

Nếu nhận thấy 4 trong số 11 dấu hiệu trên đây, thì bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị phù hợp. 

Hoài Thương H+ (Theo Lupusnewstoday)

Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang - Sản phẩm cho người bị lupus ban đỏ do tự miễn
Người bị lupus ban đỏ có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng của bệnh tự miễn như lupus ban đỏ; Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.
Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang có thể được sử dụng theo từng đợt từ 3-6 tháng.
XNQC: 1320/2015/XNQC-ATTP
**sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp