10 tác dụng phụ đáng sợ của thuốc kháng sinh

Đừng chủ quan với tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Trẻ bị tiêu chảy khi uống thuốc kháng sinh: Mẹ nên làm gì?

Video: Sai lầm thường gặp khi dùng thuốc kháng sinh

Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có làm tăng nguy cơ polyp đại tràng?

Trẻ sơ sinh uống thuốc kháng sinh: Làm sao để không hại?

1. Gặp vấn đề về tiêu hóa 

Theo Sở Y tế Quốc gia Vương quốc Anh, cứ 10 người dùng thuốc kháng sinh thì có 1 người gặp vấn đề về tiêu hóa, như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, thèm ăn hoặc đau bụng. Những tác dụng phụ này thường nhẹ và sẽ hết khi kết thúc đợt điều trị. Tuy nhiên, nếu những vấn đề về tiêu hóa nghiêm trọng, hoặc kéo dài ngay cả sau khi đã uống hết thuốc, bạn cần thông báo cho bác sỹ. 

2. Gây hại cho hệ miễn dịch 

Thuốc kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong ruột. Hệ miễn dịch của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và vi khuẩn gây bệnh. Trong ruột, vi khuẩn tốt nhiều hơn vi khuẩn xấu, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách hoặc kéo dài có thể làm mất sự cân bằng này, tiêu diệt vi khuẩn tốt cùng với những vi khuẩn xấu, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. 

Uống nhiều thuốc kháng sinh gây suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng hơn

3. Tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa 

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng trong các rối loạn viêm và tự miễn dịch. Đó là lý do tại sao dùng thuốc kháng sinh có thể gây rối loạn chuyển hóa, bao gồm béo phì, đái tháo đường, bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh tim mạch.

4. Tăng nguy cơ đái tháo đường type 1

Các nhà nghiên cứu tin rằng có mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc kháng sinh với bệnh tự miễn này.

5. Nhiễm nấm âm đạo

Thuốc kháng sinh không chỉ gây mất cân bằng vi khuẩn trong ruột mà còn ảnh hưởng đến sự cân bằng vi khuẩn trong âm đạo. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại nấm như Candida albicans phát triển. Do vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus hoặc ăn sữa chua có bổ sung probiotics khi đang phải dùng thuốc kháng sinh. Điều này có thể giữ cân bằng vi khuẩn tốt, có thể giúp bạn tránh nhiễm trùng nấm men.

6. Miệng lở loét , mọc mụn nước

Vi khuẩn xấu sinh sôi cũng có thể gây nấm miệng, loét miệng. Một số loại thuốc như amoxicillin thường có tác dụng phụ này.

7. Răng đổi màu 

Việc sử dụng thuốc kháng sinh chứa tetracycline và beta-lactam đã được chứng minh là gây đổi màu răng. Nếu sử dụng tetracycline khi răng đang phát triển, như trong trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 8 tuổi, sự đổi màu răng là vĩnh viễn. Thậm chí, thuốc kháng sinh còn ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ nếu người mẹ uống thuốc kháng sinh trong nửa cuối thai kỳ. 

8. Dị ứng: Phát ban da, ho, thở khò khè và khó thở

Phản ứng dị ứng với kháng sinh xảy ra khoảng 1 trong 15 trường hợp, đặc biệt là khi sử dụng thuốc cephalosporin và penicillin.

Nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh, bạn bị khó thở, giảm huyết áp, nhịp tim nhanh, mất ý thức... tốt nhất nên đi cấp cứu ngay. Bởi rất có thể bạn đang bị sốc phản vệ - một phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng. 

Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, các phản ứng dị ứng thường nhẹ, thuốc kháng histamine có thể giúp khắc phục các tác dụng phụ.

9. Kháng kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều hoặc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến kháng kháng sinh - một vấn đề có liên quan đến nền y tế của toàn cầu. Kết quả là các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng trở nên khó khăn và tốn kém để giết chết hoặc khắc phục vì chúng có thể chống lại thuốc hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Kháng kháng sinh thậm chí có thể dẫn đến tử vong. 

10. Tác dụng phụ cụ thể ở mỗi cá nhân 

Ngoài những tác dụng phụ phổ biến trên, nhiều người dùng thuốc kháng sinh cũng bị những tác dụng phụ khác, tùy thuộc vào loại kháng sinh. Ví dụ, tetracycline có thể gây nhạy cảm với ánh sáng. Các tác dụng phụ khác như bệnh lý gân do fluoroquinolone gây ra (viêm dây chằng).

Nếu đang dùng một hay nhiều loại thuốc khác, bạn nên trao đổi với bác sỹ bởi có nhiều loại thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của các loại thuốc khác. 

Vân Anh H+ (Theo curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp