10 cách phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường

Bạn nên chủ động phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thần kinh

5 nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp

Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận nguy cơ loét bàn chân

Bị đái tháo đường type 2: Nên tập thể dục thế nào để giảm đường huyết?

Bệnh đái tháo đường: Gánh nặng ngày càng tăng với người cao tuổi

Dưới đây là 10 cách phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường (hay tiểu đường), giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống:

Kiểm soát đường huyết

Các y tá, bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng… có thể giúp bạn tìm hiểu các kiến thức cơ bản về việc chăm sóc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, chính bạn phải là người chủ động trong việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng.

Do đó, người bệnh đái tháo đường nên tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh, có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn hơn… để duy trì cân nặng ổn định. Bạn cũng có thể cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ để có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo các thông tin chi tiết tại bài viết: 7 cách kiểm soát đường huyết hiệu quả cho người đái tháo đường

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường, bao gồm:

- Làm giảm lưu lượng máu xuống chân và bàn chân. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, loét da, thậm chí có thể dẫn tới đoạn chi.

- Biến chứng tim mạch, đột quỵ.

- Biến chứng về mắt, thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.

- Tổn thương thần kinh.

- Bệnh thận đái tháo đường.

- Tăng nguy cơ tử vong sớm.

Kiểm soát huyết áp và cholesterol

Giống như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp cũng có thể làm hỏng các mạch máu. Cholesterol cao cũng là một vấn đề đáng lo ngại vì điều này khiến tổn thương mạch máu thêm nhanh và nặng hơn ở người bệnh đái tháo đường, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm chất béo và chú ý tập thể dục thường xuyên để kiểm soát huyết áp và cholesterol hiệu quả.

Đi khám mắt, khám sức khỏe định kỳ

Người bệnh đái tháo đường cần khám mắt thường xuyên để ngăn biến chứng võng mạc

Người bệnh đái tháo đường nên chú ý đi khám mắt, khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Trong quá trình thăm khám, các bác sỹ có thể theo dõi cách bạn kiểm soát lối sống, cũng như các dấu hiệu biến chứng đái tháo đường (nếu có), ví dụ như dấu hiệu tổn thương thận, tổn thương thần kinh và biến chứng tim mạch…

Do đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng võng mạc đái tháo đường, người bệnh cũng nên đi khám mắt hàng năm để kiểm tra các dấu hiệu tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Tiêm vaccine đầy đủ

Mắc đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sỹ để tiêm vaccine đầy đủ, định kỳ. Cụ thể, bạn nên tiêm đủ các loại vaccine sau:

- Vaccine cúm: Nên tiêm nhắc lại hàng năm để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do bệnh cúm.

- Vaccine viêm phổi: Bạn có thể cần tiêm nhắc lại sau độ tuổi 65.

- Vaccine viêm gan B: Thường được khuyến nghị cho người dưới 60 tuổi.

- Vaccine uốn ván: Có thể cần tiêm nhắc lại 10 năm/lần.

Chăm sóc răng miệng

Người bệnh đái tháo đường cần chú ý chăm sóc răng miệng để tránh nhiễm trùng nướu

Bệnh đái tháo đường có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nướu. Do đó, bạn nên chú ý đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluoride, dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày. Bạn cũng nên đi khám răng ít nhất 2 lần/năm, hoặc khi thấy nướu bị sưng đỏ, chảy máu.

Chú ý chăm sóc bàn chân

Đường huyết tăng cao có thể làm giảm lưu thông máu, làm hỏng các dây thần kinh ở bàn chân và khiến bạn hay bị ngứa ran, mất cảm giác ở bàn chân. Nếu không phát hiện và điều trị sớm các vết cắt, mụn nước… ở bàn chân, chúng có thể dẫn tới nhiễm trùng nghiêm trọng.

Để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường tại bàn chân, bạn nên:

- Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm, nhưng tránh ngâm chân lâu vì có thể dẫn tới khô da.

- Lau khô chân nhẹ nhàng, đặc biệt là vùng da giữa các ngón chân.

- Dưỡng ẩm cho bàn chân và mắt cá chân, nhưng tránh thoa kem dưỡng vào giữa các ngón chân.

- Kiểm tra bàn chân hàng ngày để tìm các vết chai, mụn nước, vết loét, mẩn đỏ hoặc sưng tấy.

- Đi khám ngay nếu thấy các vết thương mãi không lành, dẫn tới các vết loét, nhiễm trùng.

- Tránh đi chân trần.

Hạn chế rượu bia

Uống nhiều rượu bia có thể khiến đường huyết biến động nhiều, khó kiểm soát hơn. Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên chú ý chỉ uống rượu bia có chừng mực (không quá 1 ly/ngày với phụ nữ và nam giới trên 65 tuổi; Không quá 2 ly/ngày với nam giới dưới 65 tuổi). Bạn cũng chỉ nên uống rượu bia trong bữa ăn để tránh khiến đường huyết biến động nhiều.

Kiểm soát căng thẳng

Thường xuyên căng thẳng, stress có thể khiến bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường kém hơn. Do đó, hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn, luôn sống lạc quan để kiểm soát bệnh, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường hiệu quả.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Theo các chuyên gia nội tiết, để phòng chống biến chứng đái tháo đường, người bệnh cần đến một giải pháp giúp giảm quá trình stress oxy hóa xảy ra khi đường huyết tăng cao bởi đây là nguyên nhân gây ra hầu hết các biến chứng.

Qua nghiên cứu về các loại thảo dược tự nhiên, các nhà khoa học đã đưa đến kết luận, sử dụng kết hợp 4 loại thảo dược: Câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn giúp tạo nên một hệ thống chống stress oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn cản những tổn thương do đường huyết cao gây ra ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể.

Có thể thấy, bệnh đái tháo đường có thể chưa được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn vẫn có thể cố gắng duy trì các thói quen tốt để ổn định đường huyết và đặc biệt là phòng chống các biến chứng đái tháo đường.

Vi Bùi H+ (Theo Mayoclinic)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường - Giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:

- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

- Giảm và ổn định đường huyết.

- Giảm cholesterol máu.

Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

Tìm hiểu thêm về TPBVSK Hộ Tạng Đường.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết