Tiến trình đau đớn đầy rủi ro khi phẫu thuật kéo dài chân

Sau phẫu thuật, bộ khung kim loại được bắt vít vào xương khiến bệnh nhân phải chịu cảm giác đau đớn trong một khoảng thời gian khá dài. Ảnh: News.

Vũ công chuyển giới xem phẫu thuật thẩm mỹ như... đi nghỉ hay mua ôtô

Thèm khát phẫu thuật thẩm mỹ tố cáo bạn mắc căn bệnh này

Người Hàn Quốc thường "thay" bộ phận nào trên cơ thể?

Bạn biết gì về lịch sử ngành "bơm má độn mông"?

Bác sỹ Võ Văn Sáng - Tổng đài hỗ trợ dịch vụ Y tế 1900 1929, nhìn nhận, ngày nay nhiều người trẻ có chiều cao khiêm tốn đã tìm đến phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ kéo dài chân để trở nên đẹp hơn, tự tin hơn. Tuy nhiên bác sỹ khuyến cáo đây là một quá trình đầy đau đớn và tiềm ẩn nhiều biến chứng nên người trong cuộc cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành. 

Phương pháp kéo dài chân tên tiếng Anh là Limb Lengthening Surgery. Đây là loại phẫu thuật giúp tăng chiều cao cho một người đã qua giai đoạn phát triển bình thường bằng các kỹ thuật phù hợp. Để đôi chân được kéo dài thêm vài phân, người đó sẽ phải trải qua 3 giai đoạn gồm mổ trực tiếp, giai đoạn kéo dài và giai đoạn hồi phục.

Ở giai đoạn mổ trực tiếp, các bác sỹ sẽ chọn phần xương chân cần được kéo dài, thường là xương ống ở 2 chân và đục gãy để tách chúng ra làm hai. Chính các mối gãy này sẽ là nơi để xương mọc ra, nhờ đó chân của bệnh nhân được kéo dài thêm. Ở giai đoạn này có rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra như tai biến trong quá trình phẫu thuật, choáng do đau sau phẫu thuật...

Sau khi làm gãy, hai phần xương chân được nối với nhau bằng một khung thép có thể điều chỉnh để thay đổi chiều dài. Bộ khung này bao bọc bên ngoài chân, được bắt vít cố định vào xương chân, hàng ngày bệnh nhân sẽ điều chỉnh khung để tác động lực kéo dài xương bên trong.

Đây chính là cách xương chân được kéo dài ra.

Với phương pháp này, công đoạn mổ đục xương chỉ tiến hành trong vài giờ, trong khi quá trình kéo dài xương chân tiếp theo mất nhiều thời gian hơn. Trung bình để chân dài thêm vài cm có thể cần đến 2 - 3 tháng, đây cũng là thời gian bệnh nhân cảm thấy đau đớn nhất.

Khi xương bắt đầu lành, bác sỹ tiếp tục hướng dẫn bệnh nhân điều chỉnh bộ khung gắn vào chân để kéo xương giãn ra nhằm bắt buộc các tế bào xương mới tiếp tục sinh ra lấp đầy vào khoảng trống. Tốc độ kéo giãn của xương rất chậm, chỉ một mm mỗi ngày.

Nhiều người thường hỏi tại sao chỉ có thể kéo dài xương chân thêm một mm ngày mà không thể ít hoặc nhiều hơn, bác sỹ Sáng giải thích đây là tốc độ phù hợp nhất cho sự phát triển của tế bào xương. Nếu kéo giãn nhiều hơn, tế bào mới không kịp hình thành để lấp vào khoảng trống, còn giãn ít hơn thì phần xương gãy sẽ lành hoàn toàn và cứng lại, không thể tiếp tục kéo giãn. Khi đó, nếu muốn tiếp tục cao thêm, chỉ còn cách đập chỗ xương đó đi và làm lại.

Lợi ích của phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ kéo dài chân là giúp bệnh nhân cao hơn. Tuy nhiên bất kỳ phương pháp nào đụng đến dao kéo đều tiềm ẩn rất nhiều biến chứng có thể xảy ra trong cả 3 giai đoạn kể trên. Mặc dù bệnh nhân có thể vận động, sinh hoạt bình thường sau khi kết thúc quá trình phẫu thuật, song chức năng vận động của xương không thể trở về bình thường như trước khi phẫu thuật. Có thể hình dung như khi bạn gãy tay hoặc chân, sau một thời gian vết thương đã phục hồi nhưng phần chi bị gãy trước đó luôn yếu hơn trước.

Để quá trình phục hồi được thuận lợi, bác sỹ Sáng khuyên bệnh nhân nên tuân thủ lời khuyên của bác sỹ phẫu thuật, đồng thời có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm canxi để đảm bảo xương được tái tạo theo đúng lộ trình. 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn