Phẫu thuật đục thủy tinh thể có gây bến chứng?

Phẫu thuật thủy tinh thể là phương pháp chữa đục thủy tinh thể hữu hiệu nhất cho tới nay

Chế độ ăn uống cho người bệnh đục thủy tinh thể

Lưu ý khi phẫu thuật đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể: Thủ phạm nguy hiểm gây mù lòa

Chữa đục thuỷ tinh thể bằng thuốc… nhỏ mắt

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:

Chào bạn,

Bệnh đục thủy tinh thể là xảy ra khi phần trong suốt của thủy tinh thể trở nên mờ đục, ngăn cản các tia sáng vào trong mắt và gây suy giảm thị lực. Khi bệnh đục thủy tinh thể trở nặng, bạn có thể bị nhìn mờ, chói mắt, nhìn một vật thành hai vật, cận thị và thị lực kém vào ban đêm.

Cho tới nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp tốt nhất để điều trị đục thủy tinh thể. Trong ca phẫu thuật, các bác sỹ sẽ loại bỏ thủy tinh thể bị mờ đục và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể thường rất an toàn, tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa một số rủi ro nhất định:

- Nhiễm trùng mắt: Mắt sưng đỏ, đau và bị giảm thị lực

- Võng mạc sưng phù và ứ dịch: Mờ hoặc giảm thị lực trung tâm, có thể được điều trị bằng các tiêm steroid hoặc thuốc nhỏ chống viêm không steroid.

- Sưng giác mạc: Mờ mắt hoặc thấy có quầng sáng xung quanh bóng đèn, thường chỉ là biến chứng tạm thời.

- Chảy máu trong mắt: Có thể thấy được các tia máu ở tròng trắng mắt, nhìn mờ. Biến chứng này thường tự hết, ít trường hợp phải phẫu thuật để loại bỏ vùng máu tụ.

- Bong võng mạc: Xảy ra khi võng mạc quá căng và tách thành hai lớp (trong và ngoài), mặc dù là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây mù lòa. Nếu được can thiệp kịp thời, bệnh có thể chữa khỏi.

- Lóa mắt: Có thể xuất hiện tạm thời hoặc vĩnh viễn.

- Thủy tinh thể thay thế bị lệch: Người bệnh cần được phẫu thuật đặt lại thủy tinh thể nhân tạo.

- Thủy tinh thể thay thế bị đục: Người bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật laser nếu cần thiết.

- Tăng áp lực trong mắt.

- Loạn thị.

- Lác.

- Sụp mí.

Đó là tất cả những rủi ro mà người bệnh phải đối mặt sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, tuy nhiên, các biến chứng này là không phổ biến và hoàn toàn có thể điều trị được. Tôi cũng đã từng phẫu thuật đục thủy tinh thể và không gặp biến chứng nào cả. Hầu hết các bệnh nhân khác cũng giống như tôi, thế nên, bạn đừng quá lo lắng mà hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái, làm đúng lời bác sỹ căn dặn để ca phẫu thuật diễn ra thành công tốt đẹp!

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt