Phát hiện trẻ bị ADHD, phụ huynh cần làm gì đầu tiên?

Trẻ bị ADHD thường có hành vi hiếu động quá mức kèm theo sự suy giảm khả năng chú ý

Infographic: GABA có lợi ích gì cho sức khỏe?

10 thực phẩm cần tránh cho trẻ bị tăng động

15 thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ bị tăng động

6 vấn đề sức khỏe thường bị nhầm lẫn với ADHD

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, người trưởng thành cũng có thể gặp nhưng với tỷ lệ ít hơn. Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có từ 3 - 5 trẻ mắc ADHD với một số triệu chứng bắt đầu trước 7 tuổi. Trẻ bị ADHD thường trong độ tuổi 8 - 11, bé trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần bé gái, khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm, ở tuổi 20 tỷ lệ mắc còn khoảng 1% và ở tuổi trung niên là 0,5%. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu tương đối quy mô trên 1.594 học sinh ở 2 trường tiểu học tại TP. Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 3,01%.

Phụ huynh có thể phát hiện con trẻ bị ADHD thông qua các hành vi hiếu động quá mức kèm theo sự suy giảm khả năng chú ý. ADHD gây trở ngại cho quá trình học tập, cản trở sự phát triển về mặt xã hội và nhận thức, nó cũng có thể là tiền thân của nhiều điều kiện sức khỏe khác.

Khi phát hiện các triệu chứng của ADHD ở con trẻ, phụ huynh không nên lúng túng hay lo sợ, nên đưa trẻ tới các cơ sở uy tín để kiểm tra. Một số cơ sở uy tín ở Việt Nam có thể giúp chẩn đoán và lập phác đồ điều trị ADHD cho trẻ có thể kể tới như: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (78 Giải Phóng, Phương Mai, quận Đống Đa, TP. Hà Nội), Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (4 Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội), Khoa Tâm thần thuộc Bệnh viện Quân y 103 (70 Hà Đông, TP. Hà Nội), Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang (xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), Bệnh viện Tâm thần TP. HCM (192 Hàm Tử, phường 1, quận 5, TP. HCM), Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (xã Hoà Bình, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội), Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (TP. Biên Hòa, Đồng Nai)...

Tìm hiểu một số điều phụ huynh nên làm đầu tiên khi mới phát hiện con trẻ bị ADHD trong infographic dưới đây:

Thực tế, phác đồ điều trị ADHD ở trẻ nhỏ vẫn luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn. Giữa bác sỹ, chuyên gia và phụ huynh vẫn còn nhiều trăn trở trong việc có nên điều trị bằng thuốc cho trẻ, nhất là đối với trẻ dưới 4 tuổi. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên điều trị ADHD cho trẻ từ 4 - 18 tuổi. Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể lựa chọn liệu pháp gia đình, liệu pháp nhận thức hành vi sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ADHD.

Biết Tuốt H+

Gợi ý thực phẩm chức năng cốm Egaruta giúp giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc:

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ