5 phát hiện đột phá về bệnh ung thư trong năm 2016

Năm 2016 đánh dấu một số phát hiện mới trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh ung thư

Tại sao bệnh nhân ung thư nên tránh chocolate, bánh quy và bánh mì?

Cơ hội tầm soát ung thư miễn phí tại Hà Nội

Những loại ung thư dễ phòng ngừa nhất

Ung thư tuyến tụy: Vì sao khó chẩn đoán?

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư

Để phát hiện ung thư vú, thông thường các bác sỹ sẽ sử dụng phương pháp chụp x-quang ngực và sinh thiết không xâm lấn. Phương pháp xét nghiệm truyền thống này có thể mang tới sự không thoải mái cho người bệnh.

Vào tháng 9 vừa qua, các nhà nghiên cứu đã có một bước tiến mới trong việc đưa ra phương pháp xét nghiệm máu để phát hiện ung thư vú. Theo kết quả nghiên cứu, xét nghiệm này có thể phát hiện các dấu ấn sinh học của các khối ung thư trong máu. Mặc dù vẫn cần nhiều năm nữa để đưa phát hiện này vào ứng dụng thực tế, nghiên cứu này đã mở ra một hướng phát hiện bệnh ung thư vú dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn.

Nghiên cứu mới xét nghiệm máu để phát hiện bệnh ung thư vú

Biện pháp điều trị ung thư phổi hiệu quả hơn hóa trị

ung thư phổi là một bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu ở cả nam giới và nữ giới. Biện pháp điều trị phổ biến là sử dụng hóa trị chuyên sâu. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố vào tháng 10/2016 đã đưa ra một biện pháp điều trị mới có thể cải thiện nguy cơ tử vong lên tới 40% so với biện pháp hóa trị thông thường.

Loại thuốc có tên gọi Pembrolizumab (tên thương hiệu là Keytruda) đã được thử nghiệm trên người. Những người tham gia nghiên cứu nhận thấy biển hiện bệnh đã giảm sau 10 tháng nghiên cứu, thời gian sống kéo dài hơn so với những bệnh nhân điều trị hóa trị. Thuốc Pembrolizumab đã được FDA phê chuẩn là thuốc thay thế, hiện đang chờ được phê duyệt để trở thành thuốc điều trị chính.

Liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối

Liệu pháp miễn dịch (hệ thống miễn dịch của cơ thể kết hợp với các loại thuốc giúp điều trị bệnh) có thể giúp điều trị cho những bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối.

Một nghiên cứu về điều trị bệnh bạch cầu cấp tính (ung thư máu) bằng liệu pháp miễn dịch cho thấy có thể loại bỏ nhiều triệu chứng bệnh. Theo đó, những bệnh nhân bị ung thư máu tham gia nghiên cứu đã giảm tới 80% các triệu chứng bệnh, một nửa số bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

Liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối

Liệu pháp miễn dịch này hoạt động tốt nhất với các khối u được tìm thấy trong máu và tủy xương. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu để xem xét khả năng đưa liệu pháp này vào điều trị.

Chú trọng kiểm soát bệnh ung thư

Trong khi đa số các nghiên cứu tập trung vào điều trị bệnh, một nhóm các nhà nghiên cứu đi theo hướng tìm cách kiểm soát bệnh đến một thời điểm mà nó không còn là một nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe. Phương pháp này sử dụng thuốc theo từng đợt, nhằm mục đích làm chậm tiến triển, kiểm soát các khối u trong khoảng thời gian dài.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những người bệnh ung thư giai đoạn cuối có thể sử dụng phương pháp này, ngoài ra họ cũng hy vọng phương pháp này có thể khiến môi trường trong cơ thể trở thành một nơi bệnh ung thư không thể phát triển và lây lan.

Điều trị bệnh ung thư “không thuốc chữa”

Đầu năm nay, một thiếu niên người Anh đã đưa ra một ý tưởng điều trị tình trạng ung thư vú “không thuốc chữa”. Krtin Nithiyanandam (16 tuổi) từ Anh đã nhận thấy việc ức chế protein ID4 trong cơ thể người bệnh có thể khiến bệnh ung thư chuyển đổi sang hình thức có thể điều trị được.

Biện pháp này vẫn cần được nghiên cứu thêm, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng đây là một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết tình trạng bênh ung thư vú “không thuốc chữa”.

Vi Bùi H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư