Phấn đấu 90% số người nhiễm HIV được điều trị

Chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV tại bệnh viện

'Vòng tay nhân ái' cho người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Cơ chế di truyền mới giúp chữa khỏi HIV

Mỹ hỗ trợ Việt Nam phát triển dịch vụ dự phòng HIV

Phối hợp phòng, chống HIV/AIDS vùng biên giới

HIV không quá đáng sợ!

Theo đó, mục tiêu 90-90-90 của LHQ là phấn đấu đến năm 2020 có 90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV (thuốc kháng virus) liên tục; và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cho đến thời điểm này, cả nước đã có hơn 2.000 người nghiện ma túy được điều trị thay thế bằng thuốc Methadone và hơn 90.000 người nhiễm HIV/AIDS được điều trị bằng thuốc ARV, nhờ đó mà số người nhiễm HIV mới, số người bệnh AIDS và tử vong đã giảm liên tục trong 7 năm qua. Nếu đạt được mục tiêu 90-90-90 này thì hầu hết những người nhiễm HIV có thể được điều trị với kết quả tốt, giảm khả năng lây nhiễm HIV mới, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Tuy nhiên, nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Mỗi năm có khoảng từ 12.000 - 14.000 người nhiễm HIV mới. Trong khi đó, nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS còn thiếu nhiều, chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn tài trợ. Theo ước tính, hiện có khoảng 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, nhưng chỉ phát hiện được khoảng 56%, đạt ở mức 2/3 của mục tiêu 90 đầu tiên. 36% số người nhiễm HIV được điều trị ARV, do đó, khoảng cách để đạt được mục tiêu 90 thứ hai vẫn còn 45%. Chỉ có 6% số người sử dụng thuốc ARV nghi ngờ thất bại điều trị được xét nghiệm đo tải lượng virus để đánh giá chất lượng điều trị, do không có thông tin để đo lường mục tiêu 90 thứ ba.

Sử dụng thuốc Methadone trong điều trị nghiện các chất ma túy

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, để đạt được mục tiêu 90-90-90, trước tiên cần triển khai mạnh các giải pháp như: Mở rộng mạng lưới xét nghiệm, giám sát chủ động các ca bệnh, phân cấp đến y tế cơ sở để những người có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS dễ tiếp cận; tăng cường truyền thông, giảm kỳ thị phân biệt đối xử; mở rộng độ bao phủ dịch vụ điều trị; chú trọng, theo dõi chặt chẽ chất lượng điều trị...

Bên cạnh đó, cần xác định công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện. Đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của từng địa phương; phân bổ nguồn lực phù hợp; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện.... Lồng ghép các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống y tế. Tăng cường phân cấp các dịch vụ xuống tuyến cơ sở, phát thuốc điều trị ARV, thuốc Methadone... để tăng khả năng tiếp cận của nhân dân và của người bệnh đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn