Phân biệt rối loạn Aspereger và chứng tự kỷ ở trẻ em

Các triệu chứng ở trẻ tự kỷ và asperger khá giống nhau

Cẩn thận với hội chứng Asperger ở trẻ em

Bí quyết chăm sóc trẻ tự kỷ cho các bậc phụ huynh

Thú cưng giúp trẻ tự kỷ giảm rối loạn lo âu

Mẹ mắc đái tháo đường trong thai kỳ - Con dễ bị rối loạn phổ tự kỷ

Phân biệt rối loạn Asperger và tự kỷ ở trẻ

Tự kỷ cũng là một loại rối loạn PDD nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với Asperger. Trẻ bị hội chứng Asperger thường năng động hơn so với những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ . Ngoài ra, trẻ mắc Asperger thường có trí thông minh bình thường và gần như phát triển ngôn ngữ một cách bình thường nhưng khi lớn lên, chúng sẽ gặp nhiều vấn đề về giao tiếp.

Hội chứng rối loạn Asperger được đặt tên theo Hans Asperger – bác sỹ người Austria, người đầu tiên mô tả các rối loạn này từ năm 1944. Tuy nhiên, Asperger đã không được công nhận như là một rối loạn đặc biệt cho đến mãi sau này.

Trẻ mắc hội chứng Asperger có ít triệu chứng rõ ràng hơn trẻ mắc chứng tự kỷ

Nhận diện trẻ mắc hội chứng Asperger

Các triệu chứng của Asperger thường khác nhau tùy theo mức độ mà trẻ mắc phải. Theo các bác sỹ tại Khoa Thần kinh - Bệnh viện Nhi Trung ương, các triệu chứng thường gặp bao gồm:

- Về ngôn ngữ: Trẻ nói giọng đều đều thiếu nhấn mạnh (hoặc có cách nói cao giọng), thoạt đầu mới nghe sẽ lầm tưởng là trẻ thông thái nhưng đi sâu vào nội dung lại thấy rất nghèo nàn, nội dung lời nói của trẻ thực sự không ăn nhập với những điều mọi người đang nói, trẻ không có khả năng hiểu được đầy đủ nghĩa, hay hiểu sai, chỉ hiểu theo nghĩa đen mà không hiểu ẩn ý hoặc nghĩa bóng. Có lúc trẻ nói một mình, tự nhại lời, hỏi nhiều lần về một điều gì đó.

- Có khó khăn về giao tiếp không lời như ít dùng cử chỉ điệu bộ khi nói chuyện, tay chân có những cử chỉ khác thường, nét mặt ít thay đổi hoặc không thích hợp, thân hình cứng nhắc, cử động vụng về lóng ngóng.

- Về tương tác xã hội: Trẻ ít nhìn vào mắt người khác, thường chỉ quan hệ thân thiết với người thân quen trong gia đình họ hàng nhưng ít giao tiếp với người xung quanh hoặc không có ý muốn giao tiếp. Trẻ có ý thức kém trong những phép xã giao thông thường, đáp ứng không thích hợp về giao tiếp và cảm xúc, không biết kết bạn mặc dù trẻ có ý muốn làm thân với bạn khác nhưng không biết bằng cách nào.

- Ham mê quá độ một sở thích hoặc một chủ đề, trẻ có thể học thuộc lòng nhưng lại không biết nghĩa, không quan tâm đến những thứ gì khác ngoài sở thích của mình, thậm chí trẻ còn áp đặt sở thích của mình lên người khác và yêu cầu mọi người phải thực hiện theo điều đó. Sở thích của trẻ cũng thay đổi theo thời gian, hôm nay trẻ thích cái này thì theo thời gian sau trẻ sẽ thích thứ khác. Một số trẻ có khả năng biết đọc từ rất sớm, yêu thích các con số hoặc hình học, đam mê toán học, có thể ghi nhớ số điện thoại của người thân, phân biệt được các chủng loại xe ô tô khác nhau, rất giỏi về tiếng anh, thuộc lòng nhiều bài thơ ca…

- Trẻ có nhiều hành vi tự kích thích như phảy tay, búng ngón tay, lắc lư thân mình, đi nhón chân, xoay vòng… và thường làm như vậy khi gặp điều gì lúng túng.

- Rối loạn về cảm giác: Trẻ thường quá nhạy cảm với kích thích từ môi trường bên ngoài như: Sợ hãi khi nghe âm thanh lớn, cảm thấy khó chịu với những ánh sáng gây chói mắt, trẻ không chịu được một số mùi vị, thường nhạy cảm quá khi tiếp xúc da nhưng một số lại giảm cảm giác đau…

Đến gặp bác sỹ tâm lý

Ngay khi thấy những biểu hiện bất thường như trên ở con kết hợp với nhau, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sỹtâm lý để được đánh giá và xác định xem trẻ có mắc hội chứng này hay không, khả năng nhận thức ở mức độ nào, cách thức trẻ giao thiếp ra sao, hành vi của trẻ có vấn đề gì cần lưu ý… Sau đó các nhà chuyên môn sẽ giải thích và tư vấn cho gia đình về phương pháp điều trị cho trẻ.

Song song với việc điều trị cho trẻ, bạn cũng nên tham khảo các chuyên gia về những cách tăng cường sức khỏe não bộ cho trẻ bằng những loại thảo dược từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị các rối loạn tâm thần ở trẻ mà không mang lại bất kỳ tác dụng phụ nào. Một số loại thảo dược (có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho trẻ mắc hội chứng Asperger) hiện đã được ứng dụng trong các sản phẩm thực phẩm chức năng an toàn và các bậc cha mẹ có thể yên tâm cho con mình sử dụng.

Tiểu Bắc H+

Cẩn thận với hội chứng Asperger ở trẻ em - Ảnh 5thực phẩm chức năng Vương Não Khang là sản phẩm với các thành phần từ tự nhiên giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường khả năng trí tuệ cho trẻ, hỗ trợ điều trị tự kỷ cho trẻ em.

Đối tượng sử dụng:

 Trẻ chậm phát triển trí não

Trẻ chậm phát triển trí tuệ và khả năng nhận thức

Trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ chậm giao tiếp tương tác với xã hội

Trẻ tự kỷ

Số điện thoại tư vấn: 04.35579229

 *sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ