Mẹ đã nhận biết được cảm lạnh hay dị ứng ở con chưa?

Khi thấy bé sốt cao, ho nhiều, các mẹ hãy đưa trẻ đi bác sỹ ngay

Mùa Đông cho trẻ ăn gì để luôn khỏe và vui?

Infographic: Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ

Từ cảm cúm đến viêm cơ tim: Chỉ "một bước chân"

Kháng sinh chữa cúm, một sai lầm tai hại!

Tình trạng dị ứng là do cơ thể nhầm lẫn các hợp chất vô hại - nấm mốc, lông thú, bụi hoặc phấn hoa - thành các mầm bệnh, do đó tấn công chúng. Các tình trạng dị ứng là kết quả của một chuỗi các phản ứng xảy ra ở hệ miễn dịch bên trong cơ thể. Hệ miễn dịch đóng vai trò như hàng rào bảo vệ khắp cơ thể và tấn công lại bất cứ thứ gì được cho là kẻ xâm nhập vào cơ thể. Phản ứng này gây ra các triệu chứng như: Hắt hơi, ho, ngạt mũi, chảy nước mũi...

Không giống như dị ứng, cảm lạnh phần lớn gây ra bởi virus, hầu hết là do rhinovirus với hơn 100 chủng loại khác nhau. Các virus cảm lạnh luôn hiện diện ở mọi nơi, ăn trực nằm chờ để phát triển mạnh mẽ và lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính vì vậy, thuốc kháng sinh không nên được sử dụng trong trường hợp này, vì kháng sinh chỉ có thể trị được viêm khuẩn. Mùa Đông, do khí hậu thay đổi đột ngột, không khí lạnh khiến tỷ lệ trẻ mắc ho và cảm lạnh gia tăng. Các biến chứng thường gặp trong cảm lạnh ở trẻ em gồm: Viêm họng, viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi.

Dưới đây là cách nhận biết trẻ đang bị cảm lạnh hay dị ứng mà các mẹ nên nhớ:

Để đối phó với cảm lạnh và dị ứng, các mẹ hãy lưu ý những điều sau:

Khi lựa chọn thảo dược hay các loại thực phẩm chức năng để dự phòng sức khoẻ cho trẻ, các mẹ hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia trước khi sử dụng nhé!

Biết Tuốt H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ