Phải làm gì khi bé nuốt phải đồ chơi, vật lạ?

Bé nuốt phải đồ chơi có thể bị nghẹt thở

Bác sĩ Bạch Mai hướng dẫn xử lý khi trẻ bị hóc dị vật ngày Tết

Dị vật hình chữ thập chắn ngang thực quản bé 3 tuổi

Ho 4 năm mới phát hiện hạt hồng xiêm trong phế quản

Cha mẹ cần biết điều này để cứu con khi bị hóc dị vật

Nếu bé nuốt một thứ gì đó không có cạnh sắc hoặc có vẻ như dị vật không bị kẹt trong cổ họng của bé, có lẽ bé sẽ vẫn khỏe mạnh bình thường. Có khả năng cơ thể bé sẽ đào thải dị vật đó ra ngoài cùng với phân. Trong khi bạn chờ để thấy dị vật đó, hãy để mắt tới bé và đưa bé đi khám ngay nếu bé bắt đầu nôn mửa, chảy nước dãi, không ăn, bị sốt, ho, thở khò khè hoặc hắt hơi nhiều. Bạn cũng nên gọi cho bác sỹ nếu không nhìn thấy dị vật trong phân của bé trong vài ngày tới. (Để kiểm tra, bạn có thể cho phân của bé lên dụng cụ lọc rồi dội nước nóng vào).

Nếu bạn nghĩ bé nuốt một thứ gì đó có cạnh sắc (như tăm hoặc kim) hay vật nguy hiểm (như pin hoặc nhiều nam châm nhỏ), hãy đưa bé đi khám ngay, kể cả khi bé có vẻ khỏe mạnh. 

Những thứ như vậy có thể cần phải lấy ra chứ không nên chờ nó đi ra qua đường hậu môn. Bởi chúng có thể làm thủng thực quản, dạ dày, ruột của bé, hoặc tạo ra một dòng điện nhỏ trong bụng bé. (Một nam châm nhỏ có thể sẽ đi qua đường ruột của bé ra ngoài cùng phân, nhưng hai hoặc nhiều nam châm có thể bị dính với nhau, dẫn đến xoắn, tắc nghẽn hoặc thủng ruột). 

Bác sỹ sẽ làm gì? 

Điều này phụ thuộc vào những gì trẻ đã nuốt phải và liệu dị vật có bị mắc kẹt hay không. Bác sỹ có thể sẽ chụp X-quang cho bé để tìm ra dị vật ở đâu. 

Có thể bé sẽ phải chụp X-quang nếu bé nuốt phải đồ chơi hay dị vật

Nếu bác sỹ nghĩ rằng dị vật đó đã đi qua hệ tiêu hóa của bé, có thể bác sỹ sẽ yêu cầu bạn theo dõi bé trong vài ngày tới. Trong thời gian này, có thể bé sẽ phải chụp X-quang bổ sung hoặc CT để theo dõi dị vật. Nếu dị vật nằm trong đường thở của bé hoặc bị mắc kẹt trong thực quản hay dạ dày - hoặc nếu dị vật rất sắc, nguy hiểm - bác sỹ sẽ tìm cách loại bỏ đó. 

Bác sỹ sẽ nội soi (dùng dụng cụ dài, mỏng, sáng) nếu dị vật ở trong thực quản hay dạ dày của trẻ. Nếu dị vật nằm trong đường thở, sẽ phải dùng một dụng cụ tương tự, gọi là máy soi phế quản. Đôi khi bé sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ dị vật. 

Có cách nào để bé không cho mọi thứ vào miệng?

Cho mọi thứ vào miệng là một cách bản năng để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ học hỏi về thế giới xung quanh, cho đến khi bé được 4 tuổi. Vì vậy, tốt nhất là luôn cảnh giác. 

Dưới đây là một số mẹo cơ bản giúp bạn phòng ngừa nguy cơ trẻ hóc dị vật:

- Kiểm tra sàn nhà và nơi vui chơi của bé, tránh không để bé tìm thấy và cho vào miệng những vật như: Các nút nhỏ, đồ trang sức, ghim, đồng xu, nắp bút, kẹp giấy, đinh, đinh vít, móng tay, bút màu, bút bi, pin... 

- Luôn giám sát trẻ khi cho trẻ đến nhà người khác chơi. 

- Những ngày nghỉ dù ở nhà hay đi chơi xa luôn phải chú ý đến trẻ. Những đồ chơi và thực phẩm ở khắp mọi nơi. 

- Hãy chắc chắn là đồ chơi, búp bê, thú nhồi bông an toàn với trẻ nhỏ, không có bộ phận nhỏ nào bị rời ra. 

- Học cách sơ cứu trẻ. 

An An H+ (Theo babycenter.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ