Vì viêm họng dai dẳng nên bé bị viêm phế quản

PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Viêm họng dai dẳng dẫn đến viêm phế quản và nhiều biến chứng khác

ImmuneGamma - bí mật triệu đô tiết lộ từ nhà nước Liên Xô

Ngăn ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ không dùng kháng sinh

Trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng cao

Bảo vệ hệ hô hấp của trẻ vào mùa mưa

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc BV Tai Mũi Họng Trung ương, bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ lớn bệnh lý trẻ em, trong đó chủ yếu là các bệnh viêm mũi họng. Trung bình, trẻ em dưới 5 tuổi mắc 5 - 8 đợt mỗi năm, đối với trẻ đề kháng yếu còn có thể tái phát hơn 10 lần mỗi năm.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: “Viêm họng không được điều trị ngay khiến bé bị viêm phế quản”

Theo thống kê tại khoa Hô hấp, khoa Nhi của nhiều bệnh viện, 80% trường hợp viêm họng là do virus gây ra, thường là: Rhinovirus, coronavirus, parainfluenza virus, virus cúm A/B, virus adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV)... Viêm họng cũng có thể do các loại vi khuẩn khác như: Vi khuẩn tụ cầu và liên cầu... Bên cạnh đó, các chất kích thích và chất gây dị ứng có thể làm cháy các lớp lót ở họng gây viêm họng, bao gồm: Không khí bị ô nhiễm, các hóa chất công nghiệp, thuốc xịt côn trùng, phấn hoa... Đặc biệt, vào mùa thu đông với không khí khô hanh và lạnh hoặc đột ngột thay đổi nhiệt độ, bé dễ bị nhiễm lạnh rồi phát sinh bệnh viêm họng. Ngay cả thời tiết oi nóng và sử dụng điều hòa nhiệt độ không đúng cách cũng có thể khiến bé dễ dàng bị bệnh lý hô hấp này.

Trong khi các bệnh lý viêm đường hô hấp có những triệu chứng sớm, nhưng thường bị cha mẹ bỏ qua hoặc không lưu tâm. “Đa phần trẻ có biểu hiện chảy nước mũi trong, ho húng hắng… đã ở giai đoạn đầu của viêm mũi họng, đặc biệt là viêm họng. Tình trạng này có thể nặng thêm, dẫn đến chảy mũi đặc, ngạt mũi, đau họng, khó thở, mệt mỏi, sốt nhẹ (38 độ C) hoặc sốt cao (39 - 40 độ C)… nếu trẻ không được chăm sóc, phòng bệnh kịp thời”, PGS.TS Ngọc Dinh cho biết. Tuy nhiên, thực tế khám bệnh tại các phòng khám cho thấy, trẻ chỉ đến khám khi đã có những triệu chứng nặng. Đến lúc này, các bé thường có triệu chứng quấy khóc, bỏ ăn, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, thậm chí chướng bụng và tiêu chảy.

Phần lớn, viêm họng thường diễn biến trong 3 - 5 ngày, bệnh sẽ có dấu hiệu lui dần, các triệu chứng sẽ mất đi rất nhanh như: Hạ sốt, giảm đau rát họng, giảm ho, bớt chảy nước mũi... Bệnh sẽ tự khỏi nếu cha mẹ cho bé ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Tuy nhiên, với tình trạng viêm họng, ho dai dẳng mà không điều trị dứt điểm, khoảng 25% sẽ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.

Đừng để bé chết vì viêm họng

PGS.TS Ngọc Dinh cho hay, viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Viêm phế quản ở trẻ được ghi nhận là biến chứng chủ yếu của viêm họng. Đây là một bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao ở trẻ em, đứng hàng thứ hai chỉ sau bệnh tiêu chảy.

Viêm họng diễn tiến thành viêm phế quản ở trẻ biểu hiện cụ thể như: Ho, tạo đờm, khó thở, tím tái, tức ngực, sốt cao và ớn lạnh. Viêm phế quản cấp tính thường được cải thiện trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại cơn viêm phế quản, có thể gây ra viêm phế quản mạn tính - một trong những điều kiện dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đe dọa sự phát triển toàn diện cũng như tính mạng của trẻ.

Để trẻ không bị viêm phế quản, các bậc cha mẹ không nên chủ quan dù chỉ một tiếng ho của trẻ. Vì chỉ một bệnh đơn giản như viêm họng thôi cũng có thể dẫn tới nhiều biến chứng khác. Như vậy, khi bé bị viêm họng, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám cẩn thận, không lạm dụng kháng sinh bừa bãi hay lơ là để bé tự đối phó với bệnh.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ