Núm vú - những điều kỳ diệu ít người biết

Núm vú của bạn trông như thế nào?

Cởi áo ngực ra, xem nhũ hoa bạn thuộc dạng nào!

Núm vú tiết lộ bí mật sức khỏe của bạn

Núm vú to có phải là bệnh?

Tụt núm vú khi đang mang thai phải làm sao?

Hai núm vú không nhất thiết phải giống nhau

Cũng giống như ngực của bạn, núm vú của bạn cũng không giống hệt nhau về kích cỡ cũng như hình dáng. Bác sỹ Nikita Shah - chuyên gia về ung thư vú tại Trung tâm Ung thư Orlando Health cho biết: "Một núm vú cao hơn, thấp hơn hoặc to hơn là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, theo dõi những biến đổi của núm vú, sẽ cho bạn thấy những bất thường". 

Nếu có sự thay đổi: Một núm vú trông nhăn nheo hơn, hoặc có mụn viêm, sưng nổi trên quầng vú có thể là dấu hiệu ung thư hoặc nhiễm trùng. Tốt nhất bạn nên đi kiểm tra. 

Núm vú tụt vào trong

Hầu hết núm vú đều nhô ra ngoài. Nhưng có đến 10 - 20% phụ nữ có núm vú hoàn toàn bằng phẳng hoặc tụt vào bên trong. Nếu bạn có núm vú tụt vào bên trong cũng không có gì lo lắng cả, bạn vẫn có thể cho con bú sữa mẹ và núm vú vẫn có sự nhạy cảm khi được kích thích. 

Nhưng nếu bạn nhận thấy một trong hai núm vú gần đây trở nên bằng phẳng hoặc tụt vào bên trong, hãy đi khám ngay. Bởi đây có thể là dấu hiệu ung thư hoặc vấn đề sức khỏe khác. 

Kích thước và màu sắc núm vú có thể thay đổi

Sự thật là núm vú có mọi kích cỡ và tất cả đều bình thường. Quầng vú có màu nâu nhạt hơn, có đường kính 2,5 cm hoặc lớn hơn. Núm vú có thể nổi bật trên quầng vú hoặc hòa hợp một cách trơn tru với quầng vú. Màu núm vú thay đổi từ màu nâu nhạt đến nâu đậm. 

Hạt trên quầng vú rất quan trọng

Các hạt nhỏ quanh quầng vú có nhiệm vụ tiết ra dầu giúp bôi trơn các núm vú trong thời gian mang thai và cho con bú. Dầu này không chỉ giúp ngăn ngừa khô da và kháng khuẩn. Theo tiến sỹ Rajapaksa, mùi hương của loại dầu tiết ra còn thu hút trẻ sơ sinh tìm đến vú mẹ. 

Những hạt này cũng khác nhau ở mỗi phụ nữ. Một số phụ nữ chỉ có một số ít hạt trong khi những người khác có tới hàng chục, và kích cỡ, hình dạng của những hạt này cũng thay đổi trong thời gian mang thai và cho con bú. Nếu hạt này bị sưng có thể do tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng. Bạn nên đi khám để bác sỹ kiểm tra. 

Núm vú có lông cũng là điều tự nhiên

Ước tính có ít nhất 30% phụ nữ có lông trên núm vú của họ. Bạn có thể loại bỏ lông bằng cách dùng nhíp nhổ hoặc tẩy lông bằng laser. Tránh cạo và tẩy lông vì có thể gây ra vết xước, kích ứng.

Lông mọc nhanh và nhiều quá mức có thể là dấu hiệu cho thấy có sự mất cân bằng hormone như hội chứng buồng trứng đa nang

Các núm vú cho thấy vấn đề sức khỏe

Có thể bạn đã nghe nói rằng xỏ lỗ núm vú khi "yêu" sẽ thú vị hơn hoặc bạn muốn làm cho mình thật nổi bật. Nhưng trước khi bạn làm điều này, hãy biết rằng có thể có rủi ro. 

Xỏ khuyên núm vú làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng vú gấp 10 lần, theo một nghiên cứu của Đại học Iowa năm 2010. Chúng cũng có khả năng làm tổn thương các ống dẫn sữa, kích hoạt phản ứng dị ứng và khiến bạn bị ngứa, phát ban hoặc có nguy cơ lây truyền bệnh nếu quá trỉnh xỏ lỗ không được khử trùng.

Rò rỉ nước hay sữa là bình thường

Núm vú của bạn đôi khi bị rò rỉ chất lỏng trong hoặc màu trắng. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng điều này có thể được kích hoạt khi núm vú được kích thích bởi tập thể dục, hoạt động tình dục hoặc bị cọ xát. 

Hoàn toàn bình thường nếu núm vú bị rỉ nước khi bạn mang thai và cho con bú sữa mẹ. Nhưng nếu bạn bị rỉ nước hơn 1 tuần, hoặc khi không được kích thích hay thấy nước có lẫn máu, hãy đi khám ngay. Chất lỏng rỉ ra có thể là dấu hiệu của sự tắc nghẽn hoặc u nang, nhiễm trùng, mất cân bằng hormone. 

Một số người có ba núm vú hoặc nhiều hơn

Tiến sỹ Shah cho biết: "Núm vú thứ 3 có thể 'mọc' ở bất cứ đâu dọc theo các đường thẳng dọc vú của bạn, từ đầu đến chân". Tại sao lại có những núm vú này? Vào đầu thời kỳ mang thai, bào thai phát triển một cái gọi là "sườn vú" trên ngực. Sau đó, sườn vú này nhăn lại và trở thành 2 núm vú. Ngoại trừ trường hợp hiếm hoi, sườn vú không trở lại hoàn toàn và 1, 2 hoặc 3 núm vú hình thành. 

Các núm vú này có thể nhìn thấy từ ngay sau khi sinh hoặc qua tuổi dậy thì. Chúng thường vô hại, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây khó chịu, có thể gây ung thư. 

Màu núm vú thay đổi khi mang thai

Khi mang thai, thông thường các núm vú và quầng vú có màu tối hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ. Sự biến động hormone có thể ảnh hưởng đến lượng melanin mà cơ thể sản sinh, làm thay đổi sắc tố. Mang thai còn làm thay đổi kích cỡ của ngực.

Núm vú có điểm cực khoái

Núm vú mềm, nhạy cảm và có đầu dây thần kinh vì vậy có thể có cực khoái khi được kích thích tình dục. Kích thích núm vú và kích thích bộ phận sinh dục đều kích hoạt cùng một bộ phận trong não để tạo cực khoái. 

Kích thích núm vú có thể gây chuyển dạ

Kích thích vú không chỉ kích hoạt sự giải phóng hormone làm tăng ham muốn mà nó cũng làm tăng sản xuất hormone oxytocin, có thể gây co thắt ở phụ nữ mang thai. Điều này giải thích lý do tại sao một số phụ nữ đã sinh con sau khi núm vú của họ bị kích thích. 

Nên kiểm tra núm vú hàng tháng

Nhiều bác sỹ khuyên nên kiểm tra bầu ngực và núm vú hàng tháng. Nhìn và cảm nhận bằng tay, di chuyển bàn tay xung quanh theo chuyển động tròn, và nhìn trong gương. Nếu bạn thấy bất kỳ sự thay đổi nào về màu da hay sự bất thường, tốt nhất hãy đi khám. 

Khô núm vú, viêm da

Vì núm vú có chứa các tuyến dầu nhỏ giúp bôi trơn và tránh bị khô hay viêm nhiễm. Tuy vậy, bạn không nên dùng xà phòng kháng khuẩn mạnh, không nên mặc áo ngực quá chật tránh gây kích ứng và viêm da. Nếu núm vú bị khô nứt nẻ, bạn có thể thoa dầu hay kem dưỡng môi. Núm vú khô cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú. 

Tuy vậy, không phải mọi thay đổi đều là dấu hiệu ung thư vú, nên đừng quá lo lắng. 

An An H+ (Theo health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp