Tại sao chúng ta nổi da gà?

Nguyên nhân nào dẫn tới nổi da gà, sởn gai ốc?

10 chứng bệnh kỳ quặc nhất thế giới

Top 10 động vật hoang dã khiến bạn "sởn da gà"

Tác dụng phụ của sex, bạn đã gặp?

Bé bị lạnh chân tay, ra mồ hôi nhiều là bệnh gì?

1. Khi cơ thể gặp lạnh

Khi cơ thể gặp lạnh, các lỗ chân lông trên da sẽ co lại khiến lông bị dựng đứng lên, dẫn đến hình thành các nốt sần trên da gọi là nổi da gà hay sởn gai ốc. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giảm lượng nhiệt thoát ra và cân bằng nhiệt độ trong cơ thể.

2. Đáp ứng với cảm xúc

Khi bạn tức giận, phấn khích hoặc sợ hãi, cơ thể sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm giải phóng ra hormone adrenaline, nhằm phản ứng lại với các tác động từ bên ngoài. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới các nang lông và làm cho lông dựng lên dẫn tới nổi da gà.

Hormone adrenaline còn gọi là hormone căng thẳng thường được tiết ra khi chúng ta gặp các tình huống căng thẳng có tác dụng làm tăng nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.

3. Căng thẳng

Căng thẳng (Stress) cũng có thể gây ra hiện tượng nổi da gà. Khi bạn căng thẳng cơ thể sẽ giải phóng adrenaline cũng giống như khi bạn tức giận, phấn khích hoặc ngạc nhiên. Đây cũng là cơ chế giải thích vì sao bạn thường bị nổi da gà khi xem các bộ phim kinh dị hoặc phim ma.

4. Bạn bị ốm hoặc sốt

Cảm giác ớn lạnh và nổi da gà cũng là hiện tượng thường xảy ra khi bạn bị ốm hoặc trước khi bạn bị sốt. Trong trường hợp này nổi da gà chính là cơ chế giúp giữ ấm cho cơ thể khi cơ thể có dấu hiệu mất nhiệt.

5. Thuốc và một số chất bổ sung

Một số loại thuốc hoặc chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến nhịp tim làm tăng lưu lượng máu và nhiệt độ cơ thể cũng có thể gây nổi da gà.

Ngoài ra, nổi da gà có thể là hậu quả do các tác động của một số chất gây nghiện như: Heroin, cocaine…

Quang Tuấn H+ (Theo Curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp