Ngã ngửa với thủ phạm không ngờ gây bệnh tim mạch

Vệ sinh răng miệng không tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Đừng phó thác trái tim cho viên dầu cá

Nho đỏ và cam: Sự kết hợp giúp hỗ trợ điều trị béo phì, đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch

Mất ngủ kéo dài - Coi chừng mất mạng!

Những thói quen vô tình làm “tổn thương” trái tim

Bổ sung calci liều cao

Một nghiên cứu năm 2012 của 23.000 người trên tạp chí Time mạch thấy rằng những người uống bổ sung calci có nguy cơ bị đau tim cao hơn so với những người không uống bổ sung calci. Bởi uống bổ sung calci sẽ làm tăng nồng độ calci lưu thông trong máu. Các chuyên gia cho rằng, nồng độ calci trong máu cao dễ dẫn đến xơ cứng động mạch. Vì vậy, trước khi bổ sung calci hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Uống calci liều cao tăng nguy cơ gây bệnh tim

Nhiễm trùng

Nếu bạn được chẩn đoán với bệnh cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác, thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 5 lần những người khác. Vaccine cúm có thể giúp bảo vệ mọi người chống lại bệnh tim do vi khuẩn gây ra.

Sống một mình

Những người cô đơn dễ mắc bệnh tim

Không dùng biện pháp bảo vệ khi QHTD

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Canada, một loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây nên bệnh tim mạch ở nam và nữ. Loại vi khuẩn này làm cho hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy yếu, gây các chứng viêm nhiễm, từ đó làm động mạch xơ cứng và gây ra bệnh tim mạch.

Tắc đường, kẹt xe

Thường xuyên sống trong tình trạng tắc đường, kẹt xe có thể làm cho nguy cơ đau tim tăng gấp đôi, theo như một nghiên cứu của Đức. Một nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng nguyên nhân gây tử vong do các bệnh tim, phổi của những người sống gần các trục giao thông chính cao gần gấp 2 lần so với bình thường.

Tắc đường, kẹt xe làm tăng nguy cơ trụy tim

Ngưng dùng Aspirin

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các bệnh nhân tim mạch tăng nguy cơ đau tim ít nhất một tuần sau khi ngưng điều trị bằng Aspirin hay các thuốc kháng viêm không chứa steroid khác (NSAIDs). Do vậy, những ai có nguy cơ bị đau tim hay từng lên cơn đau tim và muốn ngưng dùng aspirin thì hãy giảm thuốc từ từ dưới sự giám sát của bác sỹ. 

Bệnh về nướu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị bệnh nướu răng có thể có nguy cơ cao hơn lên đến 25% các bệnh tim so với những người có sức khỏe răng miệng tốt bởi vì các protein gây viêm và vi khuẩn trong mô nha chu viêm theo dòng máu sẽ gây nên tác động xấu đến bệnh tim mạch.

Bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh, trong đó có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), những người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch hay đột quỵ cao hơn so với người bình thường, chủ yếu là do những bệnh nhân đái tháo đường thường có nguy cơ cao huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu cao và béo phì cao hơn khoảng 2 - 4 lần. Đây là những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch.

Tim mạch và đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường 

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Theo một nghiên cứu năm 2006 của đại học y Harvard (Mỹ), hormone điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể làm tăng khả năng tử vong đột ngột do đau tim. Các nhà nghiên cứu nói rằng phát hiện này không chứng minh mối quan hệ trực tiếp giữa hai bệnh kể trên nhưng những ai điều trị ung thư tuyến tiền liệt cũng cần thận trọng khi dùng thuốc.

Thanh Tú H+ (Theo abcnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch