Những thực phẩm cần tránh với người bị sỏi thận trong dịp Tết

Nếu bạn đang bị sỏi thận, suy thận hãy tránh xa những thực phẩm dưới đây.

6 nguyên nhân gây ra sỏi thận mà ít ai ngờ tới

4 loại sỏi thận phổ biến nhất hiện nay bạn nên nắm rõ

4 cách sử dụng chanh để "đánh tan" sỏi thận

Sỏi thận ở nam giới: Dấu hiệu nhận biết là gì?

Những loại thực phẩm nào tốt cho người bị sỏi thận?

Caffeine/Soda:  Nếu bạn đang bị sỏi thận, hãy uống nhiều chất lỏng. Nhưng hãy nhớ hạn chế caffeine, bạn không nên uống nhiều hơn 2 ly (250-500 ml) cà phê, trà và đồ uống có gas trong một ngày. Quá nhiều caffein có thể có làm cho bạn bị mất nước.

Thực phẩm giàu Natri: Khi bị sỏi thận nên hạn chế lượng muối ăn. Do đó, bạn nên tránh ăn thực phẩm chế biến và đóng hộp, chúng chứa một lượng muối cao để bảo quản thực phẩm. 

Thực phẩm giàu protein: Các thực phẩm giàu chất đạm như thịt và cá nên được ăn vừa phải. Nhiều đạm trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, dễ hình thành các loại sỏi.

Thực phẩm chứa chất béo: Chế độ ăn uống của bạn không nên có quá nhiều chất béo như pho mát. Bạn có thể uống sữa ít chất béo trong bữa sáng. Tránh ăn thức ăn có hàm lượng chất béo cao, vì chất béo sẽ được dự trữ và làm tăng nguy cơ sỏi thận của bạn.

Thực phẩm giàu calci: Những thực phẩm có chứa nhiều calci và vitamin D cần được tránh nếu bạn đang bị sỏi thận. Cẩn trọng khi dùng các thuốc điều trị dạ dày bởi thành phần kháng acid trong thuốc thường có lượng calci cao trong đó. Ngoài ra, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc vitamin D vì chúng có thể gây hại cho cơ thể của bạn nếu bạn bị sỏi thận.

Thực phẩm giàu chất oxalate: Oxalate là khoáng chất cần thiết cho cơ thể với liều lượng thích hợp. Tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều oxalate lại gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như sỏi thận, suy thận, ngộ độc. Chúng có nhiều trong trà, cà phê, củ cải đường, bí, khoai lang, rau chân vịt, cà chua, dâu tây ...Bên cạnh đó, người bị sỏi thận cũng không nên ăn chocolate, đậu hũ, quả hạch và bột sắn. 

Rượu: Rượu là một trong những "thủ phạm" gián tiếp có thể gây ra nguy cơ hình thành sỏi trong thận. Nó chứa thành phần purine có thể gây ra sự hình thành acid uric. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu dễ hủy hoại các chức năng thận, có thể dẫn đến suy thận.

Măng tây: Loại thực phẩm này thường được sử dụng như thuốc lợi tiểu do đó không nên ăn măng tây khi bị sỏi thận.


Nguyên Hương H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu