Chuyên gia chỉ ra những sai lầm khi uống và giải rượu ngày Tết nhiều người mắc

Ths.BS.Nguyễn Trung Nguyên đang chăm sóc bệnh nhân bị ngộ độc rượu tại TT Chống độc, BV Bạch Mai.

Cục ATTP "tiết lộ" bí quyết để phòng tránh ngộ độc rượu trong dịp Tết

Liên tiếp nhiều ca hôn mê, tử vong vì ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp

Thêm trường hợp nguy kịch vì rượu pha cồn công nghiệp

Sai lầm khi uống nước cam gây hại sức khỏe

Tết vui, đừng để bị ngộ độc rượu

Uống nước chanh

Dùng nước chanh để giải rượu là một sai lầm gây ra những biến chứng nặng hơn cả ngộ độc rượu 

Một trong những sai lầm khi giải rượu nhiều người mắc phải nhất là cho người say rượu uống nước chanh hoặc các đồ uống chua. Theo ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai lý giải bởi bản thân ngộ độc rượu đã gây ảnh hưởng dạ dày rất dễ nôn, nên uống đồ uống chua lại càng kích thích nôn, mà nôn trong trạng thái ngủ, không tỉnh rất nguy hiểm, thức ăn, thức uống có thể chui vào phổi, sặc phổi có thể gây ra biến chứng nặng hơn ngộ độc rượu thực sự.

Do đó, thay vì uống nước chanh thì nên cho người say uống các đồ uống có đường, muối như nước đường, mật ong, nước canh…

Lạm dụng các sản phẩm giải độc rượu

Nước giải rượu không thực sự hiệu quả như những gì quảng cáo nói

“Không nên cố gắng tìm loại thuốc chống say rượu hay giải rượu nào. Bởi lẽ, đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định hiệu quả rõ ràng. Các thuốc được gọi là giải rượu hiện nay chỉ hỗ trợ một phần, bù lại chất muối, đường… cho người bệnh”, BS. Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo.

Ngày Tết, nhiều người dễ uống rượu quá chén, điều này gây rất nhiều tác hại đối với sức khỏe con người. Bởi vậy, BS. Nguyên khuyến cáo, người dân cần tiết chế, điều độ không nên uống nhiều rượu. Không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc. Khi thấy có biểu hiện đau đầu, chóng mặt... sau vài tiếng uống rượu, người dân cần tới bệnh viện khám ngay.

Uống rượu nhưng không ăn

Tại Trung tâm Chống độc, nhiều trường hợp uống rượu ethanol bị tổn thương não, thậm chí tử vong vì sau uống rượu, người bệnh chỉ có cảm giác mệt, không muốn ăn và lặng lẽ đi nằm. Gia đình thấy con, em mệt nhưng vẫn tỉnh táo nên cũng để người thân đi ngủ mà không cố ép ăn. Cho tới sáng hôm sau, bệnh nhân vẫn đi làm bình thường, nhưng chỉ đến đầu giờ chiều thì bị hạ đường huyết và nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu...

Theo chuyên gia chống độc, trong trường hợp gia đình có người bị ngộ độc rượu (say rượu), người thân cần cố gắng cho bệnh nhân ăn, uống thêm các chất tinh bột, đường, sữa… Sau đó, cho bệnh nhân nằm nghiêng sang bên phải để tránh sặc khi nôn. Người nhà cũng phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu bệnh nhân mê man, thở yếu, thở chậm, tím tái chân tay thì cần đưa đi cấp cứu ngay.

Uống thuốc giảm đau đầu khi say rượu

Đau đầu khi say rượu không nên sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt

Trên thực tế không ít người thường sử dụng thuốc giảm đau đầu, hạ sốt khi say rượu như paracetamol, aspirin nhưng thói quen này sẽ rất có hại cho gan, hơn nữa một số loại thuốc giảm đau khi kết hợp với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu tiêu hóa.

Ngoài ra, khi say cũng lưu ý không uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ xơ gan, ung thư gan.

Lời khuyên từ bác sĩ

Ths.Bs Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách TT Chống độc, BV Bạch Mai bày cách tránh ngộ độc rượu ngày Tết

Bác sỹ Nguyên đưa ra lời khuyên để tránh ngộ độc rượu, tốt nhất là không uống rượu, còn nếu đã uống thì uống có chừng mực, không uống nhiều loại rượu cùng lúc, chú ý là phải ăn rồi mới uống.

Bác sỹ cũng khuyến cáo trong ngày vui cũng nên uống vừa phải, cụ thể với nam giới lượng rượu nên uống một ngày không quá 50 ml loại rượu 39 – 40 độ, bia không quá 400ml. Còn nữ giới lượng chỉ bằng một nửa của nam giới. Tuyệt đối không uống rượu khi đói, trong khi uống rượu vẫn phải ăn cơm và các thức ăn khác nhằm tránh tình trạng rượu ngấm nhanh vào cơ thể. Khi uống nên uống từ từ, không dồn dập vì tác hại của bia rượu cũng gây ra mạnh hơn khi uống quá nhanh. 

Ngộ độc rượu là tình trạng một người uống quá nhiều rượu, làm cho quá trình chuyển hóa và thải độc trong cơ thể bị quá tải. Trong đó, có nhiều bệnh nhân nặng có thể bị hạ đường huyết, suy gan, suy thận, tổn thương não gây hôn mê sâu... thậm chí tử vong.

Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện