Khi cha mẹ vô tình làm con bệnh nặng hơn

Cha mẹ chăm không đúng cách cũng sẽ làm cho con ốm nặng hơn!

Đừng "tưởng bở" cảm cúm chỉ là bệnh nhẹ

Ngăn ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ không dùng kháng sinh

ImmuneGamma - bí mật triệu đô tiết lộ từ nhà nước Liên Xô

Sử dụng BigBB thế nào cho hiệu quả?

Thời tiết mùa hè ẩm ương là thời điểm khiến các bé dễ bị cảm cúm... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi chăm con cảm cúm của một số bậc phụ huynh.

Tự kê đơn

Dù có nhiều loại thuốc không cần kê toa, có thể dễ dàng mua ở ngoài hàng để giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho... nhưng không phải bất cứ loại nào cũng có hiệu quả với trẻ dưới 6 tuổi, nếu dùng bừa bãi sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì ngoài tác dụng phụ như buồn ngủ hoặc mất ngủ, đau bụng và phát ban, trẻ em còn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như tim đập nhanh, co giật, thậm chí tử vong nếu dị ứng hoặc uống quá liều thuốc. Mỗi năm, ở Mỹ có khoảng 7.000 trẻ em dưới 11 tuổi phải điều trị tại phòng cấp cứu sau khi uống quá nhiều thuốc trị ho hoặc cảm cúm.

Lưu ý:

- Với trẻ dưới 6 tuổi, nên dùng thuốc có thành phần acetaminophen hoặc ibuprofen.

- Sử dụng mật ong, các loại thảo dược (lá diếp cá, húng chanh, cam thảo...) có thể trị ho sẽ mang lại hiệu quả nhanh và an toàn cho bé.

Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi

Nhiều cha mẹ tưởng rằng thuốc kháng sinh có thể trị cảm cúm cho con. Nhưng thực tế, thuốc kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn, mà bệnh cảm lạnh và cảm cúm lại là do virus gây ra. Chính vì vậy, thuốc kháng sinh không chỉ không hiệu quả với việc trị bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm, nó còn gây các tác dụng phụ như tiêu chảy và ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn gây bệnh có thể tiến hóa và kháng thuốc làm cơ thể bé dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm bệnh hơn.

Lưu ý: Tư vấn bác sỹ trước khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ.

Coi cảm cúm chính là cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh về đường hô hấp nhẹ hơn cúm. Hai bệnh đều có những biểu hiện khá giống nhau như: Hắt hơi, ho, đau họng, sốt... Bệnh cảm lạnh ít để lại hậu quả nghiêm trọng.

Còn cảm cúm, nếu không được chữa trị đúng cách, trẻ có thể bị viêm phổi nặng. Vì thế, nhận biết bé cảm lạnh hay cảm cúm để có hướng điều trị tích cực là điều mà các bậc cha mẹ cần biết: Với cảm lạnh, dấu hiệu đầu tiên thường là đau họng, có thể biến mất sau 1 - 2 ngày. Sau đó là các biểu hiện ở mũi như: Chảy nước mũi, tắc mũi, cộng với ho vào ngày thứ 4 và 5 của bệnh. Người lớn thường không bị sốt nhưng trẻ nhỏ thì có thể bị sốt nhẹ. Trong vài ngày đầu, trẻ bị chảy nước mũi trong, sau đó thì nước mũi đặc lại. Bệnh thường chỉ kéo trong khoảng 1 tuần.

Trong khi đó, những biểu hiện của bệnh cúm thường nặng hơn là cảm lạnh và diễn tiến nhanh. Biểu hiện gồm: Đau họng, sốt, đau đầu, đau nhức và mỏi cơ, ho... Phần lớn những biểu hiện khó chịu này sẽ bớt trong 2 - 5 ngày, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng khỏi bệnh trong 1 tuần.

Lưu ý: Biến chứng thường gặp của bệnh là viêm phổi, đặc biệt ở trẻ. Nếu bạn thấy khó thở hoặc sốt trở lại sau khi đã đỡ 1 hoặc 2 ngày thì hãy đến gặp bác sỹ

Không tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ

Cả người lớn và trẻ em nên tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm 1 lần (bắt đầu từ 6 tháng tuổi). Đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị cảm lạnh hoặc cúm và khi đã bị, đối tượng này có nguy cơ cao bị các biến chứng liên quan đến cảm cúm nghiêm trọng như viêm phổi.

Giữ trẻ trong phòng ngủ, ít tiếp xúc với người khác

Khi trẻ bị cảm cúm, bố mẹ thường cho bé nằm một mình trong phòng ngủ và tránh tiếp xúc với người khác. Điều này là không nên, bạn nên cho bé nằm trong không gian thoáng đãng và thỉnh thoảng hãy nói chuyện với bé. Điều đó sẽ làm cho tinh thần của bé thoải mái hơn và sẽ mau chóng khỏi bệnh.

PV H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ