Video: Những quan niệm sai lầm về quá trình gây mê

Tìm hiểu về quá trình gây mê trước khi phẫu thuật

2 ca chết sau gây mê: Gia đình gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Y tế

Gây mê trong phẫu thuật có làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer?

Lần đầu tiên Việt Nam có phòng thực hành và mô phỏng gây mê hồi sức

GE Healthcare ra mắt 2 dòng máy gây mê thế hệ mới

Người bệnh thường có một nỗi sợ khi nghĩ đến việc gây mê: Liệu mình có tỉnh lại không? Mình có nhớ gì khi bị gây mê không? Dẫn đến những hiểu lầm lớn nhất về việc gây mê.

Đầu tiên mọi người có thể nghĩ về gây mê, đó là người thực hiện thao tác gây mê không phải là bác sỹ. Trên thực tế, bạn sẽ phải trải qua hàng chục ngàn giờ đào tạo lâm sàng trong từ 12 – 14 năm để có thể trở thành một bác sỹ gây mê.

Nhiều người nghĩ bác sỹ gây mê chỉ giúp bạn đi ngủ, sau đó thức dậy. Người bệnh thường có nỗi lo lắng liệu mình không thể tỉnh lại khi bị gây mê, hay liệu mình có nhớ gì khi bị gây mê hay không? Tất cả những điều này còn phụ thuộc vào phương thức gây mê nào được thực hiện.

Để có thể đưa người bệnh vào giấc ngủ trong suốt ca phẫu thuật, các bác sỹ gây mê sẽ phải sử dụng nhiều loại thuốc. Các loại thuốc này phải hết tác dụng sau khi ca phẫu thuật kết thúc. Với gây mê tổng quát, người bệnh sẽ bị tê liệt tạm thời, để các cơ bắp của họ không phản ứng trong quá trình phẫu thuật.

Bạn đã từng nghe về việc bệnh nhân được gây mê, nhưng khi tỉnh lại vẫn cảm thấy cơ thể tê liệt và không thể chuyển động. Các bác sỹ gây mê có cách để nhận biết nếu bệnh nhân đang có xu hướng tỉnh lại và cần được gây mê trở lại. Họ có thể sử dụng thêm các thuốc gây mê, qua dạng khí hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch. Điều này sẽ giúp đưa bệnh nhân vào trạng thái mê sâu hơn.

Tuy nhiên, nếu gây mê tổng quát, trường hợp bệnh nhân tỉnh lại khi thực hiện phẫu thuật khá hiếm khi xảy ra. Cụ thể, chỉ dưới 0,5% bệnh nhân tỉnh lại giữa ca phẫu thuật trong khi được gây mê tổng quát.

Ngọc Vi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp