Những "nỗi oan" của nhịp tim

Stress là một trong những nguyên nhân gây đánh trống ngực

Chung sống hòa bình với rối loạn nhịp tim & ngoại tâm thu

Nhịp tim của bạn có bị “loạn”?

Theo dõi nhịp tim với ứng dụng trên smartphone

Rối loạn nhịp tim - Chớ coi thường!

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về nhịp tim và có nhiều lời "đồn thổi" không đúng về nhịp tim:

Hiểu lầm 1: Nhịp tim bình thường là 60 - 100bpm (nhịp/phút)

Đó là tiêu chuẩn cũ. Các chuyên gia cho rằng nhịp tim lý tưởng nên là 50 – 70bpm, TS.BS Suzanne Steinbaum – trưởng khoa Sức khỏe tim mạch Phụ nữ, Bệnh viện Lenox Hill (Mỹ) cho biết.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người có nhịp tim khi nghỉ ngơi cao hơn 76bpm có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn.

Theo Hội Tim mạch Mỹ (AHA), nhịp tim nghỉ ngơi là nhịp tim khi bạn đang ngồi/nằm và không bị tác động bởi căng thẳng, lo âu, kích động… Những người có trọng lượng khỏe mạnh thì nhịp tim lúc nghỉ ngơi sẽ chậm hơn những người thừa cân/béo phì.

Hiểu lầm 2: Có nhịp tim bất thường thì sẽ bị đau tim

Nhịp tim bất thường còn được gọi là tình trạng đánh trống ngực, người bệnh có thể cảm thấy tim đập rất nhanh, thậm chí nghe thấy tiếng tim đập thình thịch; Hoặc tim gần như… ngừng đập.

"Trong đa số trường hợp, tình trạng này không đe dọa tính mạng", TS. Apoor Patel – bác sỹ chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện Bắc Shore-LIJ (Manhasset, New York, Mỹ) cho biết.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đánh trống ngực, bao gồm:

- Đồ uống có cồn (rượu/bia…)

- Caffeine (có trong cà phê, cacao, chocolate…)

- Tập thể dục

- Stress

- Mất nước

- Một vài loại thuốc

- Sốt

- Gặp vấn đề về tuyến giáp

- Hút thuốc lá

- Dùng một số loại thảo dược như: Hải cẩu vàng (goldenseal), trúc đào, motherwort, ma hoàng…

"Nhịp tim không đều không đồng nghĩa với bệnh nhồi máu cơ tim", TS.BS Steinbaum cho biết, "tuy nhiên, nếu đó là triệu chứng mới hoặc đi kèm với đau tức ngực/vấn đề hô hấp… thì bạn nên đi khám bác sỹ".

Tim có thể đập nhanh hơn khi hoạt động mạnh

Hiểu lầm 3: Tim đập nhanh là do căng thẳng

Căng thẳng chỉ là một trong những nguyên nhân làm tăng nhịp tim. Tim cũng có thể đập nhanh hơn khi bạn hoạt động mạnh, khi phấn khích, lo lắng hoặc buồn bã.

Nếu bạn đang ngồi mà đột ngột đứng lên, nhịp tim có thể tăng nhẹ và mất 15 – 20 giây mới có thể hồi về trạng thái bình thường. Ngay cả các yếu tố thời tiết như nhiệt độ và độ ẩm cũng có thể làm tăng nhịp tim.

Sử dụng thuốc tuyến giáp quá liều cũng khiến tim đập nhanh hơn, hãy hỏi bác sỹ nếu bạn gặp tình trạng này.

Hiểu lầm 4: Nhịp tim bình thường thì huyết áp cũng ổn định

Đôi khi nhịp tim và huyết áp song hành với nhau, chẳng hạn như khi tập thể dục, tức giận hoặc sợ hãi, cả hai chỉ số này đều tăng. Điều đó không có nghĩa là chúng "tay trong tay" trong mọi trường hợp.

Nhịp tim bình thường chưa chắc huyết áp đã ổn định, nó có thể tăng, giảm mà bạn không thể nhận ra.

Vì thế, hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên kẻ cả khi bạn có trái tim khỏe mạnh!

Hiểu lầm 5: Tim đập chậm = tim yếu

Đây là hiểu lầm phổ biến ở nhiều người. Nhịp tim chậm thậm chí có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang khoẻ mạnh và có trọng lượng ổn định!

Những người năng động có nhịp tim thấp hơn người lười biếng vì cơ tim không phải làm việc quá chăm chỉ để duy trì nhịp đập ổn định. Một vận động viên có thể có nhịp tim lúc nghỉ ngơi là 40bpm.

TS. BS Patel nói rằng nhịp tim chậm sẽ là "báo động đỏ" nếu đi kèm với các triệu chứng như chóng mặt, thở ngắn hoặc đau tức ngực… Khi có các triệu chứng này, cần đi khám bác sỹ ngay.

Kim Chi H+ (Theo WebMD)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch