Những nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường trú ngụ và cách xử trí

Không có muỗi vằn sẽ không còn sốt xuất huyết

Những biến chứng sốt xuất huyết thường gặp

Bị sốt xuất huyết rồi có nguy cơ mắc lại không?

Mưa lũ nhiều dịch bệnh, làm sao để phòng ngừa?

10 lời khuyên thiết thực giúp đuổi muỗi và phòng sốt xuất huyết

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết sống ở đâu?

Dịch bệnh sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. 

Theo các chuyên gia, thực tế muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết không sống ở những nơi nước bẩn mà chỉ sinh sôi, phát triển ở những nơi có nước sạch. Một số nơi mà muỗi vằn hay sinh sống như lọ hoa, xô chậu, khay đựng bình nước nóng lạnh, khay nước nhỏ phía sau tủ lạnh, lốp xe, thùng rác không đậy nắp, chai nhựa, bát vỡ đọng nước mưa.

Những nơi mà muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết thường sinh sống

Trong môi trường phát triển thuận lợi, chỉ sau khoảng 10 - 15 ngày, từ trứng muỗi vằn sẽ phát triển thành bọ gậy, loăng quăng và trở thành muỗi trưởng thành. Sau 1 - 3 ngày, trứng sẽ nở thành bọ gậy và từ bọ gậy để trở thành loăng quăng thì cần khoảng 5 – 8 ngày. Khoảng 2 – 3 ngày sau, loăng quăng sẽ thành muỗi non và tiếp tục chu trình phát triển thành muỗi trưởng thành, đẻ trứng, trứng phát triển thành bọ gậy, loăng quăng, muỗi.

Do vậy bất cứ chỗ nào có đọng nước trong trong vòng 1 tuần thì nơi đó đều có thể trở thành “tổ” của muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết. 

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), thực tế, người dân vẫn chưa biết tác nhân gây sốt xuất huyết sinh sống ở đâu. Nhiều người dân cứ nghĩ muỗi vằn sinh sống và đẻ trứng ở những nơi bụi rậm, ao tù, nước đọng...

Do đó, không ít người dân phòng, chống sốt xuất huyết là phát quang bụi rậm, làm sạch môi trường xung quanh. Đó là một sai lầm rất cơ bản. Muỗi vằn chỉ sống và sinh sản trong nước sạch, chứ không sống và sinh sản trong nước dơ bẩn, ao tù.

Sau khoảng 10 - 15 ngày trứng muỗi có thể phát triển thành muỗi trưởng thành

Làm sao để loại bỏ muỗi gây bệnh sốt xuất huyết?

Phun thuốc muỗi phòng chống sốt xuất huyết là điều quan trọng nhưng chỉ có tính nhất thời. Điều căn bản là phải diệt loăng quăng, bọ gậy thường xuyên, liên tục tại từng gia đình và khu dân cư. Có như vậy, việc phòng chống sốt xuất huyết mới triệt để.

Để loại bỏ muỗi gây bệnh sốt huyết mọi người nên:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng;

- Nuôi thả một số loại cá nhỏ hoặc giáp xác ăn bọ gậy như Mesocyclop ở những vật chứa nước lớn ít có khả năng thay rửa;

- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến;

- Thay nước bình hoa thường xuyên;

- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp