Những "thủ phạm" dẫn đến táo bón mạn tính ở trẻ em

Táo bón mạn tính ở trẻ nhỏ do đâu?

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị táo bón mạn tính

Ngăn ngừa táo bón ở trẻ em trong dịp Tết

Liệu pháp trị táo bón không dùng thuốc ở trẻ em

Phòng ngừa táo bón cho bé bằng món cháo đậu xanh

Yếu tố tâm lý

Trong một số trường hợp, nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón ở trẻ nhỏ là do căng thẳng, khiến hoạt động ở đường ruột bị giảm đi. Một số trường hợp có thể dẫn đến những biến động về tâm lý và gây ra chứng táo bón ở trẻ em: Phụ huynh và giáo viên đặt quá nhiều kỳ vọng lên trẻ, khiến trẻ bị lo âu và căng thẳng, đặc biệt là trong các kì thi; Một số trẻ có thể “nhịn” đi ngoài để gây sự chú ý hoặc thể hiện sự phản đối; Cha mẹ ly hôn; Người thân trong gia đình qua đời…

Yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Thói quen “nhịn” đi ngoài

Nhiều trẻ thường mải chơi và nhịn đi ngoài. Một số trẻ tránh đi vệ sinh công cộng vì nhà vệ sinh khác với ở nhà. Những thói quen này khá phổ biến, song có thể gây tác hại lâu dài đến sức khỏe, khiến các cơ đường ruột kém hiệu quả hơn.

Nếu trẻ không đủ thời gian đi ngoài vào buổi sáng, chúng sẽ tiếp tục “giữ” phân trong cơ thể, lâu dần dễ gây táo bón. Cha mẹ cần sắp xếp thời gian hợp lý, sao cho trẻ có đủ thời gian đi vệ sinh trước khi đi học.  

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Trẻ nhỏ thường thích các loại đồ ăn vặt như bánh pizza, bánh mì kẹp thịt, bánh ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, kem… Một số loại thực phẩm khác như bánh mì trắng, nước ngọt và sữa cũng có thể là “thủ phạm” dẫn đến chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Bạn nên hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm này, đồng thời cho trẻ bổ sung nhiều chất xơ hơn từ rau củ quả…

Ký sinh trùng trong đường ruột

Một trong những nguyên nhân có thể gây táo bón ở trẻ là do trẻ bị nhiễm ký sinh trùng. Chúng chủ yếu là những loại giun hoặc sinh vật đơn bào sống dựa vào phân và máu. Những người dân sống ở thế giới thứ ba thường phải gánh chịu tình trạng này do nguồn nước và nguồn thực phẩm bị ô nhiễm. Ngay cả ở các nước đang phát triển, chúng cũng có thể sinh sôi trong hồ nước, bể bơi…

Một trong những biện pháp có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị táo bón mạn tính ở trẻ là sử dụng sản phẩm có chất trợ sinh miễn dịch ImmuneGamma, cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm… Sản phẩm giúp tăng cường hệ tiêu hóa ở trẻ và không gây tác dụng phụ.

Một số triệu chứng nhiễm kí sinh trùng như tiêu chảy nhẹ, chất nhầy trong phân, mệt mỏi và giảm cân, có giun trong phân…

Đái tháo đường type 1

Đái tháo đường ở trẻ em thường được chẩn đoán khi trẻ từ 6 – 13 tuổi. Một số biến chứng có thể xảy ra do đái tháo đường, trong đó có táo bón. Những biện pháp chống táo bón thông thường có thể không hiệu quả với những trẻ bị đái tháo đường. Lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể làm tổn thương hệ thần kinh, khi các dây thần kinh của hệ tiêu hóa bị tấn công, chúng sẽ dẫn đến táo bón và tiêu chảy.

Bệnh mạn tính

Suy giáp và suy thận là những trường hợp hiếm gặp dẫn đến chứng táo bón ở trẻ em. Trong những trường hợp này, bác sỹ có thể hướng đến mục tiêu điều trị nguyên nhân gốc rễ của bệnh để điều trị táo bón.

Hoài Thương H+ (Theo Constipationreliefcenter.com)


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ