Chuyện sinh con khi tuổi ngoài 30

Ngày nay, việc mang thai và sinh con ở độ tuổi ngoài 30 không phải là hiếm

Chóng mặt và ngất xỉu khi mang thai có đáng lo?

5 biện pháp khắc phục táo bón an toàn cho phụ nữ mang thai

Thiếu hụt kẽm, mangan làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ

Mẹ bổ sung vitamin D khi mang thai, con giảm nguy cơ hen suyễn

Số liệu thống kê sơ bộ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2016 cho thấy, lần đầu tiên trong 30 năm qua ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sinh ở phụ nữ tuổi từ 30 - 34 cao hơn hẳn so với phụ nữ tuổi từ 25 - 29. Tuổi trung bình mà người phụ nữ sinh con đầu lòng của họ hiện tại là khoảng 28 tuổi.

Những lý do khiến tỷ lệ phụ nữ nước này đẻ muộn hơn có thể xuất phát từ công việc, phương pháp ngừa thai cải thiện, thay đổi định kiến xã hội và văn hoá làm cho phụ nữ cảm thấy không sẵn sàng để có con sớm, chưa có điều kiện để chăm sóc khi trẻ sinh ra, chẳng hạn như chưa có nhà hoặc người chồng đang thất nghiệp.

Theo các bác sỹ, khi tuổi người phụ nữ tăng lên, khả năng mang thai sẽ giảm do giảm số lượng và chất lượng trứng. Khả năng sinh sản ở nam giới cũng bị ảnh hưởng do tuổi tác gia tăng làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.

Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Medicine phát hiện ra rằng, ở những phụ nữ được thụ tinh nhân tạo (IUI), 74% những phụ nữ dưới 31 tuổi đã mang thai trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống còn 61% trong độ tuổi từ 31 - 34 và tiếp tục giảm xuống còn 54% nếu phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.

Rủi ro di truyền

Tỷ lệ xuất hiện một số rủi ro di truyền thường gia tăng khi phụ nữ cao tuổi mang thai. Ví dụ, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down sẽ tỷ lệ thuận theo tuổi mẹ. Mặc dù tỷ lệ phôi có hội chứng Down ở thai kỳ 10 tuần là 1/1.064 ở tuổi 25, tỷ lệ này có thể tăng lên 1/686 ở tuổi 30 và 1/240 khi phụ nữ 35 tuổi. Ở tuổi 40, tỷ lệ mắc bệnh Down tăng lên 1/53 và thậm chí là 1/19 nếu sinh con ở tuổi 45.

Tỷ lệ con mắc bệnh Down tăng lên theo độ tuổi của người mẹ

Sảy thai

Nguy cơ sảy thai tăng dần theo tuổi của người mẹ. Các nghiên cứu được công bố trên Tạp chí BMJ cho thấy, nguy cơ sảy thai ở phụ nữ trong độ tuổi 20 – 24 là khoảng 8,9% và nguy cơ này tăng lên 74,7% đối với phụ nữ mang thai từ 45 tuổi trở lên. Chất lượng trứng suy giảm của người phụ nữ được cho là nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ sảy thai cao hơn.

Thai chết lưu

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, nguy cơ thai chết lưu cao gấp 1,2 đến 2,23 lần ở phụ nữ lớn tuổi. Một nghiên cứu khác, kiểm tra dữ liệu từ 385.120 trường hợp mang thai ở Anh, nhận thấy tỷ lệ thai chết lưu là 4,7/1.000 đối với phụ nữ tuổi từ 18 - 34, 6,1/1.000 trong độ tuổi từ 35 - 40 và 8,1/1.000 đối với phụ nữ ở độ tuổi trên 40. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong vì thai chết lưu cao hơn ở những người có con đầu lòng và thậm chí cao hơn ở các bà mẹ sinh con lần đầu từ 35 tuổi trở lên.

Sinh non

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện nguy cơ sinh non tăng cao hơn khi người mẹ lớn tuổi. Chỉ có khoảng 1/1.000 phụ nữ dưới 35 tuổi sinh non khi em bé được 39 - 40 tuần tuổi. Nếu người phụ nữ mang thai ở tuổi từ 35 – 39, tỷ lệ là 1,4/1000. Nếu trên 40 tuổi, tỷ lệ là 2/1000.  Lý do tỷ lệ sinh non tăng theo tuổi mẹ hiện vẫn chưa rõ ràng.

Các rủi ro khác

Nghiên cứu so sánh biến chứng thai kỳ giữa các phụ nữ tuổi từ 18 đến 34, 35 đến 40 và 40 tuổi trở lên phát hiện thấy sự gia tăng đáng kể ở hầu hết các biến chứng khi mang thai, bao gồm mắc bệnh đái tháo đường thai nghén, nhau thai tiền đạo, sinh mổ khẩn cấp, xuất huyết sau sinh, tăng nguy cơ tử vong ở người mẹ.

Nghiên cứu năm 2016 cho thấy so với những phụ nữ mang thai khi còn trẻ, phụ nữ có thai 40 tuổi trở lên có nguy cơ đột quỵ, thiếu máu cục bộ, đau tim và tử vong do bệnh tim mạch cao hơn.

Tại sao phụ nữ trên 30 tuổi có tỷ lệ cao hơn gặp phải các biến chứng khi sinh?

Các nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Physiology đã làm sáng tỏ lý do tại sao phụ nữ trên 30 tuổi lại có nguy cơ cao biến chứng khi sinh. Các nhà khoa học thuộc Đại học King's College London ở Anh đã khám phá ra tuổi của người mẹ có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của tử cung. Chức năng của cơ tử cung thường suy giảm mạnh khi phụ nữ trên 30 tuổi. Hơn nữa, họ còn tìm thấy sự thay đổi đáng kể nồng độ progesterone, có thể làm chậm trễ quá trình chuyển dạ và gây ra các biến chứng khi sinh.

Mặc dù nguy cơ cao hơn, hầu hết phụ nữ từ 30 tuổi trở lên vẫn có thể có thai bình thường và sinh con khỏe mạnh nếu được theo dõi một cách chặt chẽ sức khỏe trong thai kỳ bởi các bác sỹ sản phụ khoa. Người phụ nữ mang thai ở độ tuổi này cần đặc biệt quan tâm tới chế độ sinh hoạt, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh.

M. Hiếu H+ (Theo MNT)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng dành cho bà bầu: Thực phẩm chức năng PreIQ - Hơn cả mẹ tròn con vuông

TPCN PreIQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ. TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở trẻ.
Truy cập website preiq.vn hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp