Những lợi ích khi thực hành sản xuất tốt thực phẩm chức năng

GMP-TPCN là cơ sở cho sự phát triển bền vững của ngành TPCN của Việt Nam.

Những nguyên tắc giúp bạn sử dụng thực phẩm chức năng an toàn

Người cao tuổi bị mất ngủ có nên uống thực phẩm chức năng không?

Tuân thủ GMP-HS: Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng

Nguyên tắc GMP: Lợi ích song đôi của nhà sản xuất & người tiêu dùng

Dưới đây là những lợi ích cụ thể đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng, ngành công nghiệp thực phẩm và chính phủ khi doanh nghiệp thực hành sản xuất tốt TPCN.

Ở Việt Nam, thị trường TPCN phát triển rất mạnh mẽ, chúng ta có nguồn nguyên liệu để sản xuất TPCN rất phong phú. Song hiện nay đang phải đối mặt với việc mất kiểm soát sản xuất TPCN, chưa có chuẩn mực về điều kiện sản xuất TPCN nên sản xuất TPCN trong nước không đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, đang bị người tiêu dùng tẩy chay và cũng không xuất khẩu được.

1. Đối với doanh nghiệp

Áp dụng GMP-TPCN sẽ đem lại 10 lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp:

- Cải thiện cơ bản và toàn diện theo hướng tiêu chuẩn hóa điều kiện sản xuất bao gồm điều kiện về cơ sở nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ, con người và quy trình sản xuất.

- Đáp ứng yêu cầu pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm cũng như xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

- Cải thiện tính năng động, nâng cao trách nhiệm và hiểu biết, rèn luyện kỹ năng làm việc khoa học theo phong cách công nghiệp, hiện đại hóa của đội ngũ nhân viên công ty.

- Kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra một cách chủ động, giảm thiểu tối đa nguy cơ sản phẩm kém chất lượng, ô nhiễm và hư hỏng, sai lỗi.

- Chi phí thấp, tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm được đảm bảo.

- Là chương trình tiên quyết để áp dụng HACCP và ISO-22.000.

- Nâng cao uy tín, chất lượng đối với sản phẩm, tăng cường tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.

- Tăng cường uy tín, sự tin cậy và sự hài lòng của người tiêu dùng, nhà phân phối và cơ quan quản lý.

- Là cơ sở bảo đảm điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng  thương mại.

- Là điều kiện để công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm với sản phẩm của Công ty và kéo dài thời hạn công bố lại cũng như giảm tần suất kiểm tra của cơ quan quản lý.

2. Đối với người tiêu dùng

Áp dụng GMP-TPCN giúp người tiêu dùng không chỉ được sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng, hiệu quả mà còn tăng nhận thức về vệ sinh cơ bản, tăng tin cậy vào cung cấp thực phẩm của doanh nghiệp và Nhà nước, cải thiện chất lượng cuộc sống.

GMP - TPCN giúp cải thiện sức khỏe người tiêu dùng

3. Đối với ngành công nghiệp thực phẩm

Áp dụng GMP-TPCN giúp tăng số lượng người tiêu dùng, tăng độ tin cậy của Chính phủ; đảm bảo giá cả; tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị; giảm chi phí cho sản phẩm hỏng và thu hồi; cải tiến quá trình sản xuất và môi trường; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo An toàn thực phẩm và tăng cơ hội kinh doanh, hội nhập.

4. Đối với chính phủ

Áp dụng GMP-TPCN giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng; nâng cao hiệu quả và kiểm soát An toàn thực phẩm; giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng; tạo điều kiện cho phát triển thương mại của đất nước và tăng lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm cũng như góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Áp dụng GMP - TPCN giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới

Áp dụng GMP-TPCN sẽ tạo ra các sản phẩm TPCN có chất lượng, an toàn và hiệu quả, sẽ là cơ sở cho sự phát triển bền vững không chỉ với doanh nghiệp  mà còn cho cả ngành TPCN của Việt Nam, hướng tới mục tiêu cuối cùng là vì sức khỏe của cộng đồng, đồng thời còn là biện pháp sàng lọc loại bỏ các cơ sở sản xuất TPCN không đủ điều kiện, sản xuất thực phẩm giả, kém chất lượng, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường TPCN thành một ngành kinh tế - y tế vững mạnh.

Thương Giang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất